Mục tiêu cuộc cải cách 20 năm tới của Trung Quốc


Mục tiêu của công cuộc cải cách mà ban lãnh đạo Trung Quốc đề ra cho 20 năm tới là:
- Tuân thủ yêu cầu của quan niệm phát triển khoa học;
- Kiên trì phương hướng cải cách theo xu hướng phát triển kinh tế thị trường;
- Phát huy tác dụng của thị trường trong việc phân phối tài nguyên ở mức độ cao nhất và phạm vi lớn nhất;
- Cố gắng đến năm 2020 sẽ xây dựng hoàn thiện chế độ kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa;


Mục tiêu cuộc cải cách 20 năm tới của Trung Quốc

Trên cơ sở những mục tiêu trên, ban lãnh đạo Trung Quốc cũng đã xác định việc tập trung thúc đẩy 6 cải cách đó là:
-  Coi cải cách thể chế của chính phủ là ưu tiên quan trọng nhất.
-   Kiên trì thực hiện và hoàn thiện chế độ kinh tế cơ bản giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội.
-  Phát triển cơ chế thị trường hiện đại.
-  Kiện toàn cơ chế điều tiết vĩ mô.
-  Đi sâu cải cách chế độ tạo công ăn việc làm, phân phổi thu nhập và phúc lợi xã hội.
-  Tiếp tục mở rộng cửa.

Trong cải cách thế chế quản lý của chính phủ, cải cách sẽ được tập trung thực hiện theo ba cấp độ sau:
- Thứ nhất, xây dựng chính phủ theo mô hình dịch vụ công. Căn cứ vào yêu cầu của “điều tiết kinh tế, quản lý thị trường, quản lý xã hội và dịch vụ công”, xác định một cách hợp lý phạm vi và chức trách của chính phủ trong hoạt động kinh tế thị trường, cố gắng đưa ra phương thức quản lý mới của chính phủ, chú trọng nhiều hơn đến quản lý xã hội và dịch vụ công.
- Thứ hai, xây dựng thể chế quản lý hành chính “quyết sách khoa học, phân công hợp lý, chấp hành thông suốt, vận hành hiệu quả, quản lý giám sát có hiệu lực , phân công hợp lý chức năng và quyền hạn quản lý kinh tế xã hội của trung ương và địa phương, đồng thời tinh giản các cấp quản lý, mở rộng phạm vi quản lý ở mỗi cấp.
- Thứ ba, xây dựng và kiện toàn cơ chế quyết sách dân chủ của chính phủ. Vận dụng nhiều hình thức, mở ra nhiều kênh khác nhau, tập trung rộng rãi trí tuệ của nhân dân và phải phản ánh được nguyện vọng của quần chúng.
    Theo quan điểm của một số nhà lý luận Trung Quốc, sau Hội nghị Trung ương 5 Khóa 16, Trung Quốc bắt đầu bước vào thời đại thứ ba của nước Trung Hoa mới, và nhiệm vụ quan trọng đối với ban lãnh đạo mới hiện nay là phải tìm ra những khái niệm cơ bản mới phù hợp với những yêu cầu phát triển của thời đại, đông thời giải quyết những thách thức mà quá trình chuyển đổi thời đại tạo ra.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: tham nhung trung quoc
 

Những vấn đề mà Trung Quốc đang phải đối mặt

     “Quy hoạch 5 năm lần thứ 11” được thông qua tại Hội nghị Trung ương 5 Khóa16 ĐCS Trung Quốc nhấn mạnh đến “quan niệm phát triển khoa học”, thực chất là tìm cách khái quát và tổng kết về mặt lý luận và thực tiễn đối với quan niệm phát triển mới do ekíp Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo đưa ra. Dựa trên những lý luận về phát triển kinh tế đã được sửa đổi, ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đã đề ra tư tưởng chỉ đạo chi phối toàn bộ quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc.


     Những vấn đề mà Trung Quốc đang phải đối mặt
   
       “Quy hoạch 5 năm lần thứ 11” xác định rõ: “Quan niệm phát triển khoa học là sự thể hiện tập trung thế giới quan và phương pháp luận chỉ đạo việc phát triển”. Điều này đánh dấu việc ĐCS Trung Quốc đã có một nhân thức mới về nhiệm vụ chủ yếu và tư tưởng chỉ đạo đối với giai đoạn phát triển thời đại thứ ba. Nó cũng cho thấy thời kỳ cải cách mở cửa của thời đại Đặng Tiểu Bình đã qua, và Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với thời kỳ chuyển giao sang thời đại mới và chuyển đổi của xã hội.
       Những vấn đề mà Trung Quốc đối mặt hiện nay không phải là vấn đề lạc hậu về kinh tế hay thiếu thốn vật chất như cách đây 20 năm, mà là vấn đề làm thế nào để nâng cao mức tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ cần thiết cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển hài hòa của toàn xã hội.
     Những vấn đề mà Trung Quốc đang phải đối mặt bao gồm:
- Thay đổi về lý luận và quan niệm có thực sự vượt qua được ảnh hưởng truyền thống của thời đại Đặng Tiểu Bình?
    Thời đại Đặng Tiểu Bình dựa vào đặc điểm của thời đại để giải thích và phát triển chủ nghĩa Mác. Trong khi đó, quan niệm phát triển khoa học – lý luận mới của thời đại thứ ba một mặt phải đi tìm nguồn gốc lịch sử của chính nó tương tự như Chủ nghĩa Mác, một mặt phải vượt lên trên cách giải thích đặc thù về Chủ nghĩa Mác được đưa ra trong thời đại Đặng Tiểu Bình, đồng thời xác định bản chất và giá trị mới theo yêu cầu của thời đại. vấn đề kế thừa và đào thải về mặt lý luận hiện là một công viêc không dễ dàng chút nào.
    Đa nguyên hóa những mâu thuẫn về lợi ỉch liệu có thể dẫn đến sự hội tụ xã hội mới?
    Việc xã hội phát triển mất cân bằng và sự phân hóa giai cấp trong xã hội trong hơn 20 năm qua đã tạo ra một tình trạng đối kháng giữa các tập đoàn lợi ích dưới tác động của cơ cấu lợi ích đa nguyên. Xu thế cứng nhắc hóa giai tầng trong xã hội càng làm cho mâu thuẫn giữa các tập đoàn lợi ích trở nên khó điều hòa, chứa đựng nhiều nguy cơ xung đột tiềm tàng và ngày càng xấu đi. Với việc xuất hiện những lý luận mới này, Trung Quốc hi vọng sẽ lập lại được trật tự xã hội, quy tụ được lòng dân, hóa giải những mâu thuẫn về lợi ích.

Những vấn đề trong cải cách dân chủ của Trung Quốc

    Sự cạnh tranh giữa trung ương và địa phương liệu có đi đến chỗ cân bằng lợi ích về mặt thể chế ?

    Mục đích ban đầu và cuối cùng của cải cách là xóa bỏ mặt tiêu cực của thời đại tập quyền, giảm bớt quyền lực của trung ương và trao thêm quyền chủ động cho địa phương.  Nhưng một vấn đề gay go mà Trung Quốc đang phải đối đầu hiện nay là đất nước đang rơi vào tình trạng địa phương hóa quyền lực, lợi ích của địa phương được coi trọng hơn lợi ích của trung ương, tài nguyên quốc gia được sử dụng nhằm phục vụ cho những lợi ích địa phương cục bộ và trước mặt. Trong bối cảnh quyền lực của địa phương ngày càng tăng lên, hiện tượng địa phương cát cứ ngày càng nghiêm trọng, liệu sự chỉ đạo vĩ mô của chính quyền trung ương có được tuân thủ triệt để không. Đây là một vấn đề đang gây đau đầu cho ban lãnh đạo Trung Quốc.

Những vấn đề trong cải cách dân chủ của Trung Quốc


    Tham nhũng đã trở thành vật cản lởn cản trở quá trình cải cách, và liệu ban lãnh đao có thể xây dựng được cơ chế ngăn chặn mới?
    Tình trạng tham nhũng đã trở thành hiện tượng phổ biến trong toàn Đảng, thậm chí trở thành một vấn đề “đại sự” liên quan đến sự tồn vong của Đảng cầm quyền, và khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là do thiếu sự giám sát có hiệu quả của xã hội và của các Đảng phái khác, nên nạn tham nhũng trong Đảng cuối cùng lại do chính Đảng cầm quyền giải quyết. Điều này tạo ra một thách thức lớn đối với nỗ lực hình thành một cơ chế chống tham nhũng thực sự – một vấn đề có tầm quan trọng sống còn đối với việc duy trì địa vị cầm quyền của Đảng.
    Mức tăng trưởng cao vừa là căn nguyên gây ra những mâu thuẫn hiện tại, vừa là biện pháp để giải quyết các vẩn đề trong tương lai, liệu có cách nào để có thể thoát ra khỏi tình trạng “tiến thoái lưỡng nan ” này trong việc phát triển kinh tế?
    Mức tăng trưởng cao về kinh tế vừa là căn nguyên dẫn đến nhiều mâu thuẫn, vừa là cái che đậy những mâu thuẫn trong xã hội Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế quá nhanh của Trung Quốc liên tục trong hơn 20 năm qua đã gây ra hàng loạt vấn đề về mặt xã hội, đặc biệt môi trường sinh thái tiếp tục xuống cấp và việc này diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nền kinh tế của Trung Quốc đã trở thành một cỗ máy không lồ đang di chuyển không thể dừng lại được, và việc cố tìm cách giảm tốc độ của cỗ máy này có khả năng làm xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới. Tìm ra những cách thức để thoát khỏi tình trạng “tiên thoái lưỡng nan” này là một công việc không dễ dàng gì.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: tham nhũng trung quốc