Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, đứng đâu là Hô Câm Đào và Ồn Gia Bảo công nhận sự tồn tại của căn bệnh này, và tăng cường các biện pháp chống tham nhũng và xử lý những kẻ tham nhũng, đôi lúc bằng án tử hình. Tuy nhiên, về mặt chính thức thì những kẻ tham nhũng này chỉ là những con tốt đen bởi những vụ xử lý như vậy thường vẫn dừng lại trước ngưỡng cửa của đảng cầm quyền duy nhất; đó là vấn đề hình ảnh và lợi ích của đảng. Do không có lực lượng đối trọng trong Quốc hội, ngành tư pháp hoặc giới truyền thông, nên Trung Quốc tránh được cảnh “vạch áo cho người xem lưng .
Những
bí mật của Bắc Kinh được giữ rất kín, tuy nhiên, vụ bê bối dầu lửa ở
Thiểm Tây mới đây đã phát lộ một thực tế khác, đó là nạn tham nhũng đang
củng cố cho trật tự đã được thiết lập và càng điều tra lại càng phát
hiện thêm nhiều. Ở Tịnh Biên, các bí thư đảng, các viên chức cấp cao,
quan tòa, cảnh sát và kể cả bọn trộm cắp dầu, đều xuất thân từ một “câu
lạc bộ”. Đôi lúc vẫn chỉ là những cá nhân quen thuộc.
Tham nhũng, ăn cắp, móc ngoặc không phải là một vết thương của sự độc
đoán, mà là chìa khóa của sự tồn tại. Ngày 11/1/2006, Bắc Kinh sửng sốt
khi phát hiện rằng các nạn nhân của trận lũ lụt ở Thiểm Tây chỉ nhận
được 1% trong tổng số 50 triệu nhân dân tệ viện trợ; số còn lại rơi vào
những cái túi khác. Ngày 18/1, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Trung Quốc dọa
đình chỉ giải vô địch nếu các cuộc thi đấu tiếp tục bị sắp xếp và các
cầu thủ cũng như trọng tài bị mua. Ngày 27/1, quân đội Trung Quốc đã
tham gia chiến dịch chống tham nhũng bằng cách thông báo tiến hành kiểm
toán tài chính cá nhân đối với hơn 4.000 sĩ quan cấp cao, trong đó có ít
nhất 100 vị tướng. Ngày 31/1, tòa án Mỹ khẳng định vụ biển thù ngoạn
mục mà tạp chí “Kinh tế Tài chính” của Trung Quốc đề cập đến từ mùa hè,
đó là vụ 3 cán bộ của Ngân hàng Trung Quốc biển thủ 485 triệu USD chuyển
sang Hồng Công, Canađa và Mỹ mà không để lại dấu vết nào.