Theo sự phân công quốc tế hay toàn cầu hóa hiện nay, các nước phát triển đang bóc lột Trung Quốc trong lĩnh vực tri thức và tài nguyên. Những sản phẩm mà Trung Quốc – được coi là công xưởng của thê giới – sản xuất ra là những sản phẩm có giá thành lao động thấp, tiêu hao nhiêu năng lượng và dê gây ô nhiễm môi trường. Sức lao động rẻ mạt của Trung Quốc đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài chuyển cơ sở sản xuất của họ vào Trung Quốc, nhưng Trung Quốc hiện vẫn nằm ở mức độ thấp trong dây chuyền sản xuất và chỉ được hưởng những thành quả tương đối không công bằng trong việc phân chia lợi nhuận.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào khu vực duyên hải phía Đông có sự khác biệt rõ rệt so với đầu tư vào miền Trung và miền Tây. Đầu tư nước ngoài vào miền Đông chiếm tới 86% tổng số vốn đầu tư. Từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào khu vực miền Trung và miền Tây, nhưng hiệu quả đạt được là rất thấp. Điều này đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng về phát triển kinh tế giữa các khu vực nói trên.
Kinh tế toàn cầu hóa là nhân tố góp phần làm rạn nứt kết cấu thành thị-nông thôn của Trung Quốc. Cùng với việc Trung Quốc thúc đẩy tiến trình thị trường hóa, đặc biệt trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế thị trường, vồn đầu tư nước ngoài phần lớn được đổ vào khu vực thành phố, chứ không phải nông thôn. Một số học giả Trung Quốc cho rằng điều này đang làm cho xã hội rạn nứt, một sự rạn nứt giữa thành thị và nông thôn. Nông nghiệp ngày càng trở thành một ngành kinh doanh không có lãi, và nông dân Trung Quốc có xu hướng chuyển sang hoạt động kinh tê tự nhiên, tự sản, tự tiêu và tự sinh tồn.
Những người nông dân đồ ra thành phố tìm việc về cơ bản bị gạt ra ngoài dòng chính của thị trường lao động. Những việc làm mà họ có thể tìm được chỉ là những công việc đòi hỏi cường độ lao động cao, môi trường lao động nguy hiểm và độc hại. Luồng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào không những không giúp thu hẹp sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, mà còn góp phần làm tăng thêm tình trạng mất cân bằng giữa thành thị và nông thôn.