Nhiều chuyên gia cho rằng một điều đáng quan tâm là trên thực tế, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc còn cao hơn con số công bố chính thức từ 2 đến 3 lần. Lầu Năm Góc ước tính khoản ngân sách này phải lên đến 100 tỷ USD và gọi đó là “mối đe dọa Trung Quốc”. Một số chuyên gia cho rằng Đài Loan là mục tiêu chính của nỗ lực quân sự này. Tại kỳ họp của quốc hội, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã được hoan nghênh nhiệt liệt khi ông này đề cập đến kế hoạch thống nhất tổ quốc và tất nhiên là ông đã tránh đề cập đến những mối đe dọa trực tiếp.
Diễn văn của ông chủ yểu tập trung vào sự cân thiết phải giải quyết tình trạng náo động xã hội đang diễn ra ở các vùng nông thôn, cho rằng cần quan tâm hơn nữa đến sự bình đẳng và ổn định xã hội để toàn thể nhân dân được hưởng thành quả của sự phát triển. Báo chí nước ngoài cho rằng hiện tại có tới 750 triệu nông dân Trung Quốc không có đất cày, trong khi các cán bộ địa phương lại cho các doanh nghiệp thuê đất để kiếm lợi. ơ Trung Quốc, đất đai là thuộc sở hữu của toàn dân chứ không thuộc sở hữu của cá nhân. Chính sách này đã làm cho nông dân bị cướp đất, đồng thời gây ra xung đột xã hội. Trong những tháng vừa qua, ít nhất 2 cuộc xung đột đã phải kết thúc bằng hành động đàn áp đẫm máu của cảnh sát. Năm 2005, Bộ Nội vụ Trung Quốc phải thừa nhận là đã xảy ra 87.000 “sự cố quần chúng”, tính bình quân 238 sự cố/ngày. Tình hình này đã buộc Chính phủ Trung Quốc phải thông báo kế hoạch phân phối các nguồn tài nguyên mang tên “Xây dựng một nông thôn mới Xã hội chủ nghĩa”; theo đó, năm nay Trung Quốc sẽ đầu tư 41 tỷ USD để hiện đại hóa nông nghiệp và hàng tỷ USD khác để cải thiện các dịch vụ xã hội ở nông thôn. Chương trình này được coi là “nhiệm vụ quan trọng mang tính lịch sử” nhằm buộc các thành phố phải tài trợ cho nông thôn, tăng sức mua của các vùng nông thôn để các vùng này tăng cường mua sản phẩm tiêu dùng. Nói tóm lại, chương trình nói trên của Chính phủ Trung Quốc là nhằm tạo ra một thị trường trong nước mà hiện Trung Quốc còn thiếu và đang rất phụ thuộc vào xuất khẩu.