Phát triển kinh tế của Trung Quốc bị yếu tố chính trị xã hội ràng buộc

Phát triển kinh tế bị yếu tố chỉnh trị xã hội ràng buộc

       Cuối năm 2004, trong cuộc hội thảo “Đánh giá thành tựu kinh tế xã hội Trung Quốc”, các học giả tham dự từ các viện nghiên cứu chính thức và các cơ quan nhà nước phụ trách các vấn đề xã hội, an ninh và kinh tế Trung Quốc đã nêu ra một loạt những vấn đề tồn tại hiện nay trong xã hội Trung Quốc.
 
Phát triển kinh tế của Trung Quốc bị yếu tố chính trị xã hội ràng buộc

       Kể từ thời điểm đó, đề tài “cải cách thể chế chính trị” bắt đầu được phép thảo luận rộng rãi tại nước này. Ban lãnh đạo Trung Quốc dường như đã đi đến chỗ thừa nhận rằng vấn đề cải cách thể chế chính trị đã tụt hậu so với cải cách kinh tế, và mặc dù các cuộc hội thảo về chủ đề này được khoác cho cái tên khác là “cải cách thể chế quản lý của nhà nước”, nhưng nội dung chính của các cuộc hội thảo đó vẫn là “cải cách thể chế chính trị”. Đáng chú ý nhất là cuộc hội thảo được tổ chức tại nhà khách Chính phủ Điếu Ngư Đài ngày 12/7/2005 với sự tham dự của nhiều quan chức cấp cao từ một số ban ngành có liên quan, được coi là “Hội nghị cấp cao nhất” về cải cách thể chế chính trị, mặc dù cuộc hội thảo được khoác một cái tên mang màu sắc học thuật là “Diễn đàn cải cách thể chế quản lý”.
       Diễn đàn này do ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước đứng ra tổ chức. Tham gia diễn đàn có nhiều cán bộ cấp cao là những người chủ trương cải cách như Phó Thủ tướng Tăng Bồi Viêm, Chủ nhiệm ủy ban Phát triển Cải cách Nhà nước Mã Khải, Chủ nhiệm ủy ban Tài nguyên Nhà nước Lý Vinh Dung, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lầu Kế Vĩ, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương) Chu Tiểu Xuyên, Bộ trưởng Bộ Nhân sự Trương Bách Lâm, Thị trưởng thành phố Bắc Kinh Vương Kỳ Sơn, Thị trưởng thành phố Thượng Hải Hàn Chính, Tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh Trương Văn Nhạc, Tình trưởng tỉnh Thiểm Tây Trần Đức Minh, Tỉnh trưởng tỉnh Hồ Bắc La Thanh Tuyền và nhiều nhân vật cao cấp khác.
       Bài tham luận được chú ý nhất có tiêu đề “Nhiệm vụ cải cách trong giai đoạn quan trọng mới” của Chủ nhiệm ủy ban Phát triển và Cải cách Mã Khải trong đó nêu ra 6 vấn đề đáng chú ý sau:
          Cải cách thể chế quản lý nhà nước hiện nay là trọng điểm của trọng điểm cải cách của Trung Quốc.
           Tiếp tục kiên trì và hoàn thiện chế độ cơ bản của chủ nghĩa xã hội trong cải cách thề chế kinh tế quốc doanh.

Đọc thêm tại: http://timhieutrunghoa.blogspot.com/2015/06/su-uc-che-ve-hien-phap-bat-buoc-trung.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: chinh tri trung quoc