Thiêt lập Tổ chức hợp tác Thượng Hải


     Tâm trạng lo ngại về nguy cơ bị lây nhiễm từ các cộng đông bên ngoài đã thể hiện rõ trong việc thiết lập Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO, lúc đầu được gọi là tổ chức Thượng Hải 5), bao gồm Trung Quốc, Nga, và 3 – sau này là 4 – nước Trung Á: Cadácxtan, Cưrơgưxtan và Tátgikixtan, và Udơbêkixtan là nước gia nhập mới đây. Hiến chương của tổ chức này bao gồm những mục tiêu là thắt chặt an ninh biên giới và điều tra những hoạt động khủng bô. Một hiệp định cũng đã đạt được với Mông Cô, là nước không phải là thành viên của SCO, theo đó không ủng hộ những phong trào đòi lại đất đai có liên quan đến Nôi Mông và có thái độ cảnh giác đối với sự xuất hiện của các phong trào này ở Mông Cô.

Thiêt lập Tổ chức hợp tác Thượng Hải

     Ngay sau cuộc họp đầu tiên của SCO, chính quyền trung ương đã bắt đầu một chiến dịch giáo dục lòng yêu nước. Do nó liên quan đến các sắc tộc người thiểu số, nên chiến dịch này liên quan đến việc tuyên thệ về lòng trung thành đối với đảng và chính quyền trung ương, và cam kết từ bỏ các mối liên hệ với bất kỳ lực lượng bên ngoàinào. Ở Tây Tạng, những sư sãi không chịu công khai từ bỏ Dalai Lama đã bị băt giam và tra tấn. Cũng trong năm đó, Bắc Kinh đã bắt giam đứa trẻ được coi là hiện thân của Panchen Lama đã được Dalai Lama chấp thuận và thế vào đó bằng một đứa trẻ theo sự lựa chọn của họ. Đứa trẻ đầu đơn thuần đã không thấy xuất hiện nữa; các nguồn tin từ cộng đồng lưu vong đã đặt cho đứa trẻ này danh hiệu là tù chính trị trẻ tuổi nhất của thế giới, ứng cử viên do Bắc Kinh lựa chọn hiện đang sống ở thủ đô, và từ đây nghe nói nhân vật này nhận chỉ thị băng cả hai thứ tiêng Tây Tạng và Trung Quốc. Thông qua hành động mang tính biểu tượng này, Bắc Kinh có ý cho thấy họ, chứ không phải Dalai Lama, mới là người kiểm soát hoạt động và đời sống tôn giáo của Phật giáo theo phái Lama.
     Trung Quốc cũng đã gây sức ép yêu cầu các nước khác không được cung cấp viện trợ, tạo điều kiện thuận lợi, hay cấp visa cho những phàn tử ly khai sống lưu vong, Chẳng hạn, bất cứ nước nào mời Dalai Lama đến phát biểu, cho dù là về những vấn đề hoàn toàn mang tính tôn giáo, đều có thể sẽ gặp phải một hành động cứng rắn từ Bắc Kinh. Thổ Nhĩ Kỳ đã được cảnh báo rằng những mối quan hệ tiếp tục tốt đẹp giữa hai nước, kể cả các hợp đồng thương mại, sẽ phụ thuộc vào việc nước này kiềm chế những hoạt động của các cộng đồng Hồi giáo Đông Thổ sống lưu vong ở nước này.