Đòi hỏi bức thiết nhất hiện nay đối với Trung Quốc là phải tiếp tục tiến trình cải cách và thông qua đó xây dựng được một chính phủ kiêu mới nhằm thúc đẩy toàn xã hội tiếp tục tiên lên, đưa Trung Quốc đi theo con đường tự do, pháp trị, mở cửa, công bằng, phát triển hài hòa, quản lý hiện đại… Điều quan trọng là phải tìm cách đưa những nhân tố này thực sự đi vào xã hội và nền chính trị của Trung Quốc hiện nay.
Có thể nói xã hội Trung Quốc hiện nay vẫn là một “xã hội tiền hiện đại” nhưng được khoác lên mình bộ cánh “kinh tế mới”. Một xã hội như vậy có những đặc điểm nổi bật như bạo lực, xa xỉ, vô trật tự, tham nhũng. Trong một xã hội như vậy, một người nào đó dám đứng ra thảo luận về đề tài dân chủ thì hành động này chỉ có thể dẫn đến những hậu quả thảm khốc và người đó chắc chắn sẽ bị chính quyền đàn áp. Những bài học lịch sử cho thấy quá trình dân chủ hóa một quốc gia trước hết đòi hỏi phải có rất nhiều điều kiện. Đối với Trung Quốc hiện nay việc xây dựng “một chính phủ kiểu mới” và “một xã hội kiểu mới” là điều hết sức quan trọng cho quá trình dân chủ hóa, và đây là cơ sở để Trung Quốc bước lên con đường tiến bộ. Đặc điểm là một thể chế cũ với những quan niệm cũ nhưng lại khoác lên mình bộ quần áo kinh tế hiện đại ngày càng bộc lộ rõ. (Một biểu hiện rõ nét của mâu thuẫn này là người Trung Quốc từ bao đời nay có tâm lý không coi trọng tính mạng con người, và điều này được chứng minh qua việc hàng năm xảy ra rất nhiều vụ tai nạn lao động với con số tử vong bình quân hàng năm lên tới 136.000 người).
Do
Trung Quốc tiến hành tư bản hóa trong những điều kiện như vậy, nên tiến
trình mà Trung Quốc đang trải qua hiện nay tương tự như thời kỳ tư bản
nguyên thủy ở các nước phương Tây. Điều này được thể hiện rõ qua việc số
người giàu có ở Trung Quốc hiện chỉ chiếm 10% dân số nhưng lại kiểm
soát tới 45% tài sản của đất nước, trong khi tầng lớp nghèo khổ nhất
chiếm 10% dân số chỉ sở hữu có 1,4% tài sản của quốc gia. Do tình trạng
chênh lệch giàu nghèo khủng khiếp nói trên, hiện có tới 64% dân chúng ở
thành thị không có khả năng vào bệnh viện chữa bệnh, và ở nông thôn con
số này còn bi đát hơn, lên tới 73%. Chi phí cho việc học hành của học
sinh và sinh viên đã tăng hơn 20 lần chỉ trong vài năm qua.
Đọc thêm tại: http://timhieutrunghoa.blogspot.com/2015/06/nguy-co-mat-quyen-lanh-ao-oi-voi-xa-hoi.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
chinh tri trung quoc