Khi chính quyền Giang
Trạch Dân được thay thế bằng êkíp của Hồ cẩm Đào vào năm 2003, cựu thư ký riêng
của Triệu Tử Dương là ôn Gia Bảo đã trở thành Thủ tướng. Có vẻ như ôn Gia Bảo
đang quyết tâm hoàn tất điều mà ông chủ cũ của mình đã không thể làm nối.
Trước khi Ôn Gia Bảo tuyên
bố ý định mở rộng dân chủ, ông đã tìm cách áp dụng những biện pháp quản
lý chính quyền nhằm nâng cao tính hiệu quả của chính phủ. Ông đã ban hành
một loạt sắc lệnh của chính phủ, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải giải quyết
những gốc rễ của vấn đề. Tuy nhiên, phần lớn các quan chức chính phủ vẫn làm
ngơ trước những lời kêu gọi được lặp đi lặp lại này. Lý do của điều này là hoàn
toàn đơn giản: các quan chức ở Trung Quốc là được bổ nhiệm chứ không phải được
bầu lên, và do vậy họ không chịu trách nhiệm về những gì diễn ra ở cấp cơ sở.
Trong một thời gian
dài, Ôn Gia Bảo đã tìm cách thực hiện biện pháp giảm biên chế nhằm hợp lý hóa
cơ cấu hết sức cồng kềnh của chính quyền của ông. Giống như các nỗ lực họp lý
hóa trước đây, kế hoạch cắt giảm quy mô của chính phủ đã gặp phải sự chống đối
quyết liệt. Nhằm thay đổi tình hình này, Ôn Gia Bảo đã phải lên ; tiếng đảm bảo
rằng những tiếng nói từ cơ sở sẽ được lắng nghe.
Một lý do khác dẫn
Ôn Gia Bảo tới chỗ phải áp dụng dân chủ ở cấp thôn xóm là việc phải kiếm soát
quyền lực của các nhà lãnh đạo cấp tỉnh. Những nhà lãnh đạo này hiện đứng đầu
các nhánh hành chính, tư pháp và lập pháp trong các chính quyền địa phương, trong
khi về mặt lý thuyết họ còn có quyền chỉ huy quân đội đóng tại địa phương của
họ nữa.
Quyền lực của một
nhà lãnh đạo cấp tỉnh về thực chất là không chịu bất kỳ sự kiểm soát nào. Trong
những hoàn cảnh như vậy, chính phủ trung ương ở Bắc Kinh trong quá khứ đã trao
cho chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh và quận huyện quyền tự chủ về tài
chính nhằm ngăn chặn chính quyền cấp tỉnh trở nên quá hùng mạnh. Tuy nhiên,
biện pháp này đã tỏ ra không có hiệu quả do các nhà lãnh đạo cấp thành phố cũng
có thể tham nhũng.
Do vậy chính phủ
trung ương đang tính đến việc loại bỏ vai trò của thành phố trong việc kiểm
soát ngân sách thành phố. Tuy nhiên, một vấn đề rắc rối mới lại nổi lên. Có tới
hàng nghìn thành phố và thị trấn ở trong riêng một tỉnh, và chính quyền cấp
tỉnh sẽ rất khó giám sát dược các hoạt động của họ. Vì vậy chính quyền trung
ương giờ đây tin rằng nạn tham nhũng ở cấp hương trấn chỉ có thể được kiểm soát
bằng việc áp dụng nền dân chủ ở cấp này.
Đọc thêm tại: http://timhieutrunghoa.blogspot.com/2015/06/trung-quoc-su-dung-moi-bien-phap-e-am.html