Những nguy cơ mà ông Đặng Tiểu Bình nêu ra


    Những nguy cơ mà ông Đặng Tiểu Bình nêu ra gồm:
- Mọi công dân phải được hưởng những lợi ích và thành quả từ thu nhập quốc dân một cách công bằng, không được để xảy ra tình trạng người quá giàu cũng như người quá nghèo.
- Tình trạng phân hóa giàu nghèo quá lớn có thể thổi bùng lên ngọn lửa mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giữa các địa phương và mâu thuẫn giai cấp. Những mâu thuẫn, này nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa trung ương với địa phương, có nguy cơ dẫn đến động loạn.
- Nếu tình trạng phân hóa giàu nghèo diễn ra, điều này có nghĩa là Trung Quốc đã thất bại trong công cuộc cải cách của mình.
- Phải nỗ lực tìm cách giải quyết tình trạng phân hóa giàu nghèo vào thời điểm cuối thế kỷ 20, và việc Trung Quốc kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội là nhằm từng bước thực hiện mục tiêu cộng đồng giàu có.


Những nguy cơ mà ông Đặng Tiểu Bình nêu ra

      Tám mươi phần trăm dân số Trung Quốc là nông dân do vậy việc xã hội Trung Quốc có ổn định hay không nền kinh tế Trung Quốc có phát triển hay không, sẽ phụ thuộc vào việc nông thôn Trung Quốc có phát triển hay không cuộc sống của người nông dân có được cải thiện hay không. Khu vực thành phố có phồn thịnh đến mấy mà nông thôn không trở thành hậu phương vững chắc thì điều này vẫn bị coi là thất bại của Trung Quốc.
    Các ngành tư tưởng, văn hóa, giáo dục, y tế phải lấy mục tiêu phục vụ lợi ích xã hội làm tiêu chí và chuẩn mực duy nhất cho mọi hoạt động của mình.
    Nếu không giải quyết tốt vấn đề giáo dục, điều này có thể dẫn đến chỗ làm hỏng đại cục. Trung ương phải có những nỗ lực lớn để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục, có tầm nhìn mang tính chiến lược bắt đầu ngay từ các cấp tiểu học và trung học. Những cán bộ lãnh đạo có tư tưởng coi nhẹ công tác giáo dục và thiếu tầm nhìn chiến lược chắc chắn sẽ không quản lý được công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc.
    Đất nước Trung Hoa có xảy ra vấn đề gì thì chắc chắn điều này sẽ xuất phát từ nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
    Việc các cuộc cải cách có thành công hay không sẽ được quyết định bởi cải cách thể chế chính trị. Không thể chỉ tiến hành cải cách kinh tế mà không tiến hành cải cách thể chế chính trị, vì làm như vậy chắc chắn sẽ gặp phải trở ngại đầu tiên xuất phát từ con người. Suy cho cùng, mọi cải cách đều xuất phát từ cải cách thể chế chính trị.
    Cải cách thể chế chính trị sẽ đụng chạm đến lợi ích của rất nhiều người nên chắc chắn sẽ gặp phải nhiều trở ngại. Muốn tiến hành cải cách thành công, trước hết phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp trị và nhân trị, phải xử lý tốt mối quan hệ giữa Đảng và chính phủ.