Thứ hai, vấn đề cung ứng năng lượng và tài nguyên khoáng sản. Trong khoảng một chục năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về sản lượng dầu mò chỉ vào khoảng 1,8%, trong khi tốc độ tăng trưởng về mức tiêu thụ dầu mỏ luôn ổn định ở mức trên 6%. Điều này đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng trong nguồn cung ứng dầu mỏ của Trung Quốc. Mức nhập khẩu tài nguyên chủ yếu của Trung Quốc trong thời kỳ “Quy hoạch 5 năm lần thứ 11” có thể đạt hoặc vượt giới hạn có thể nhập khẩu trên thị trường thế giới. Hậu quả của điều này sẽ là tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm xuống, giá nhập khẩu năng lượng và tài nguyên sẽ tiếp tục tăng lên. Nếu giá cả một số nguyên liệu chiến lược tiếp tục tăng lên, ngành công nghiệp gia công của Trung Quốc có khả năng sẽ rơi vào tình trạng trì trệ.
Thứ ba, vân đê đầu tư. Chu kỳ tăng trưởng kinh tê của Trung Quốc hiện
nay được duy trì chủ yếu nhờ tác động của nhân tố đầu tư. Năm 2004, tỉ
trọng đầu tư trong GDP đã tăng tới mức 51,3%. Tỷ trọng đầu tư trong GDP
cao như vậy là điều chưa từng thấy trong quá trình công nghiệp hóa của
các nước phát triển khác như Nhật Bản và “4 con rồng châu Á”. Cao điểm
đầu tư lần gần đây nhất ở Trung Quốc là vào năm 2003, và dự kiến cao
điểm đầu tư tới sẽ diễn ra vào khoảng năm 2008 trong thời kỳ thực hiện
Quy hoạch 5 năm lần thứ 11. Có nguy cơ vào thời điểm đó Trung Quốc sẽ
phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thừa.
Thứ
tư, vấn đề xuất khẩu và tình trạng rủi ro của nền kinh tế Mỹ. Động lực
lớn nhất thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là xuất khẩu, và
mức tăng trưởng cao về xuất khẩu lại liên quan đến mức thặng dư mậu
dịch Trung-Mỹ liên tục tăng lên. Mỹ đã phải chịu một tình trạng thâm hụt
mậu dịch liên tục trong hơn 20 năm qua, tỷ trọng của ngành chế tạo
trong GDP của Mỹ đã giảm từ gần 30% vào đầu những năm 80 của thế kỷ
trước xuống còn 13% vào năm 2004. Việc ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ
bị thu hẹp lại nhanh chóng đã đẫn đến nguy cơ xảy ra những biến động lớn
đối với đồng đôla Mỹ, đặc biệt là khủng hoảng của đồng đôla diễn ra
trong thời kỳ “Quy hoạch 5 năm lần thứ 11” có khả năng làm mất đi động
lực thúc đẩy quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Đọc thêm tại: http://timhieutrunghoa.blogspot.com/2015/05/nhung-mau-thuan-kinh-te-truc-bung-phat.html