Sự quản lý của nhà nước suy giảm của Trung Quốc

     Sự quản lý của nhà nước suy giảm. Với việc thực hiện chính sách cổ phần hóa, sự quản lý của nhà nước trong một số ngành kinh tế đã giảm đi. Đây có thể được coi là một biểu hiện cho thấy điều kiện kinh tế đang chín muồi cho việc xây dựng xã hội dân chủ. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã tiến hành cải cách tách chức năng hành chính của nhà nước khỏi xí nghiệp, thực hiện chê độ hạch toán kinh doanh độc lập đối với xí nghiệp quốc doanh, cho phép khu vực tư nhân tham gia nhiều ngành nghề kinh doanh mà trước đây bị cấm. 

Sự quản lý của nhà nước suy giảm của Trung Quốc

    Giờ đây không còn tồn tại kiểu chính phủ có quyền hành vô hạn như trong quá khứ tại Trung Quốc nữa, và chức năng của chính phủ đã chuyển từ hình thức quản chế sang hình thức phục vụ. Đây là một bước đi quan trọng nhằm đưa Trung Quốc đi theo con đường dân chủ. Việc Hội nghị toàn thể trung ương 5 khóa 16 đổi tên gọi “Kế hoạch 5 năm lân thứ 11” thành “Quy hoạch 5 năm thứ 11” cũng nhàm mục đích chuyển dần chính phủ hiện nay sang hình thức “chính phủ phục vụ” toàn dân.
Điều kiện về tự do tôn giáo
    Tự do tín ngưỡng cũng là một tiêu chí để đánh giá một xã hội dân chủ. Trong thời gian qua, nhiều tổ chức tôn giáo hoặc mang màu sắc tôn giáo như đạo Thiên Chúa, Pháp Luân Công… đã bị chính quyền đàn áp, nhiều tín đồ tôn giáo bị bắt giam hay quản chế và điều này cho thấy một tình trạng độc đoán chuyên quyền thiếu dân chủ nào đó trong xã hội Trung Quốc. Thế hệ lãnh đạo thứ tư của Trung Quốc thời gian gần đây đã thực hiện một số biện pháp nới lỏng những quy định câm đoán tự do tín ngưỡng của dân chúng, và đây được coi là một điêu kiên giúp cho nền dân chủ ở Trung Quốc chín muồi.
    Khi nào Trung Quốc thực hiện dân chủ Những điều kiện để xây dựng một xã hội dân chủ ở I Trung Quốc đang chín muồi, nhưng thật không dễ dự 1 đoán khi nào Trung Quốc sẽ có được một xã hội dân chủ theo tiêu chuẩn chung hiện nay trên thế giới. Một số học ch giả Trung Quốc cho rằng Trung Quốc đã bỏ lờ thời cơ thực hiện dân chủ vào thời điểm diễn ra phong trào dân chủ của sinh viên năm 1989. Tuy nhiên, những điêu kiện cho việc thực hiện dân chủ khi đó hoàn toàn chưa chín muồi. Nhưng một số học giả phương Tây lại cho rằng sớm nhất phải tới thế hệ lãnh đạo thứ năm, Trung Quốc mới có thể hi vọng có sự biến đổi to lớn trên con đường ỉ dân chủ. Mặc dù dân chủ là mục tiêu cuối cùng, nhưng lộ I trình đi tới dân chủ của Trung Quốc cho tới nay vẫn chưa được xác định rõ ràng.
    Tuy nhiên, có thể phỏng đoán rằng trong thời gian thế hệ lãnh đạo thứ tư nắm quyền, trong xã hội Trung Quốc có khả năng sẽ diễn ra nhiều thay đổi to lớn, nguồn I ‘ lực mà công cuộc cải cách vả mở cửa giải phóng ra sẽ rất ị lớn, các điều kiện cho việc thực hiện dân chủ sẽ không ngừng chín muồi, và ban lãnh đạo Trung Quốc buộc phải đi theo dòng chảy chính của thời cuộc thực hiện cải cách dân chủ tại nước này. Việc Trung Quốc đi theo con đường dân chủ có thể diễn ra theo hai cách khác nhau: hoặc là đi theo con đường dân chủ một cách hòa bình như ở Liên 1 Xô cũ hay các nước Đông Âu khác, hoặc nổ ra nội chiến  dẫn đến sự thay đồi ban lãnh đạo trước khi Trung Quốc cuối cùng bước lên con đường dân chủ.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: nền kinh tế trung quốc