Nhiều học giả cho răng tại Trung Quốc đã xuất hiện tình trạng cung lớn
hơn cầu. Lượng hàng tồn kho của 39 ngành công nghiệp trong 5 tháng đầu năm 2005
đã tăng 19%, đặc biệt là những sản phẩm như sắt thép xây dựng, ximăng… Các quan
chức trong ngành thương nghiệp Trung Quốc cho rằng cao điểm sản xuất thừa sẽ
rơi vào năm 2007, và có khả năng tạo ra một món nợ khó đòi lên đến 3.000 tỉ
nhân dân tệ (khoảng trên 370 tỉ USD).
Nhiều chuyên gia kinh té của Mỹ cho ràng mức tăng trưởng cao của nền
kinh tế Trung Quốc che đậy vân đề cung vượt cầu.
Vương Kiến, Phó Tổng thư ký thường trực Hội Kinh tế Vĩ mô thuộc ủy ban
Cải cách Nhà nước Trung Quốc, cho rằng mức tăng trưởng kinh tế cao của
Trung Quốc hiện nay chủ yếu đạt được là nhờ đầu tư mạnh mè vào ngành công nghiệp
nặng. Chu kỳ xây dựng ngành công nghiệp nặng thường là 5 năm, và đầu tư lần này
được bắt đầu từ năm 2003. Đến năm 2005 giai đoạn xây dựng cơ bản đã hoàn tất,
giai đoạn tiếp theo là nhập thiết bị máy móc, lắp ráp và chạy thử. Năm 2007 sẽ
là năm cuối của chu kỳ tăng trưởng kinh tế. Mức tăng trưởng cao hiện nay của
Trung Quốc chủ yếu do nguồn vốn đầu tư lớn mang lại, nhưng đi kèm với nó là
khoảng cách thu nhập ngày càng tăng và nhu cầu tiêu dùng của dân chúng giảm
xuống. Vào thời điểm sản xuất ở mức cao nhất thì nhu cầu tiêu dùng lại giảm
xuống, điều này làm cho quan hệ cung cầu bị phá vỡ mà biểu hiện là cuộc khủng
hoảng thừa về năng lực sản xuất.
Một số học giả cho rằng tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế Trung Quốc
hiện che đậy nhiều vấn đề gay go của nền kinh tế. Cải cách kinh tế của Trung
Quốc chủ yêu nhờ đầu tư, chứ không phải được thúc đẩy bởi kỹ thuật công nghệ.
Thể chế chính trị có ảnh hưởng mang tính quyết định đến phát triển kinh tế, và
vấn đề kinh tế của Trung Quốc hiện đã đi tới một thời điểm khá nghiêm trọng.
Kể từ năm 1996, song song với việc tiến hành cải cách và tư hữu hóa đối
với các doanh nghiệp nhà nước, một số ngành quan trọng như giáo dục, y tế và
lĩnh vực nhà ở của Trung Quốc đã liên tục đi xuống. Công nhân bị sa thải hàng
loạt khỏi nhà máy; nông dân bị đẩy vào tình trạng nghèo đói; tình trạng tham
nhũng lan tràn; chênh lệch giàu nghèo ngày càng rộng ra; mức độ phân hóa xã hội
ngày càng nghiêm trọng, mâu thuẫn xã hội tăng lên, các cuộc nổi dậy của quần
chúng ngày càng tăng với quy mô ngày càng lớn.