Thứ nhất, tiến hành cải cách công tác quản lý của doanh nghiệp nhà nước
trên cơ sở duy trì quyền sở hữu của nhà nước đối với doanh nghiệp bao gồm việc
trao thêm quyền tự chủ cho các doanh nghiệp (1978-1982), thực hiện chế độ thuế
sở hữu (1983-1986) và chế độ trách nhiệm (1986-1988).
Thứ hai, trao công việc quản lý doanh nghiệp hương trấn cho chính quyền
địa phương, nhờ vậy doanh nghiệp hương trấn đã nhanh chóng trở thành lực lượng
quan trọng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Trung
Quốc trong những năm 80 và 90 của thế kỷ trước.
Thứ ba, khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân và doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài.
Trong 3 biện pháp nói trên, việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước
được coi là khâu khó khăn nhất. Theo những số liệu thống kê, vào cuối những năm
1970, doanh nghiệp nhà nước chiếm 80% tổng giá trị sản phẩm quốc dân. Tuy
nhiên, đến năm 1990, con số này chỉ còn là 50%. Những số liệu thống kê của Ngân
hàng Thế giới cho biết, mặc dù nhận được tới 60% vốn đầu tư trong nước cũng như
được ngân sách nhà nước bù lỗ tới 1/3 khoản làm ăn thua lỗ, nhưng vào năm 1995
chỉ có chưa đầy 10%trong số hơn 100 nghìn doanh nghiệp nhà nước có thể tự duy
trì được sự tôn tại của mình.
Bắt đầu từ giữa những năm 1990, việc cải cách chế độ sở hữu ở các bộ
ngành và vấn đề thị trường hóa đã được đưa vào chính sách. Biện pháp được tiến
hành là cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cô phân, tăng vốn và mở
rộng phương thức hoạt động để thực hiện phi quốc hữu hóa. Đến năm 1997, 1/3 trong
số 500 nghìn xí ^ nghiệp hương trấn đã được bán hoặc chuyển thành doanh nghiệp
cổ phần, doanh nghiệp tư nhân đã trở thành một thành phần kinh tế hoàn toàn hợp
pháp.
Vấn đề quan hệ giữa người giàu và người nghèo là hiệp thách thức lớn thứ
hai mà Trung Quốc phải đối mặt trong tiến trình cải cách kinh tế và chuyển đổi
mô hình kinh tế.
Số người thất nghiệp không ngừng tăng lên và khoảng cách giàu nghèo ngày
càng lớn, trở thành nhân tố kìm hãm việc tiến hành cải cách sâu rộng hơn nữa nền
kinh tế Trung Quốc
Đọc thêm tại: http://timhieutrunghoa.blogspot.com/2015/06/quan-he-giua-chinh-phu-va-doanh-nghiep.html