Lhasa, thủ phủ của Khu tự trị Tây Tạng, đã được đặt trong tình trạng thiết quân luật bắt đầu từ năm 1988. Bất chấp nguy cơ có thể chọc tức Bắc Kinh, Nghị viện Châu Âu trước đó đã mời Dalai Lama đang sống lưu vong 1 tới phát biểu tại cuộc họp của tổ chức này ở Strasbourg.
Khi Dalai Lama sử dụng cơ hội này để đề nghị một sự thỏa hiệp với Chính phủ Trung Quốc, Bắc Kinh đã phản ứng lại một cách giận dữ, cáo buộc ông này đang tìm cách quốc tế hóa một vấn đề mang tính nội bộ thuần túy của Trung Quốc. Những người ở Tây Tạng bị cho là có thiện cảm với Dalai Lama đã bị bắt giữ và vào tháng 9/1988, trong một nỗ lực rõ ràng được coi là hành động hăm dọa, một lực lượng lớn cảnh sát và quân đội đã được điều đến khu vực này và diễu hành qua các đường phố Lhasa. Binh lính được phái tới các tu viện để kiểm tra những địa điểm được coi là nơi chứa vũ khí và tài liệu sách báo ủng hộ Dalai Lama. Điều này đã làm suy yếu lập luận của những người Tây Tạng là những người có thể đã có một thiện chí nào đó đối với ý tưởng về một sự thỏa hiệp. Các cuộc biểu tình đã diễn ra vào tháng 12/1988. Tháng 1/1989, Panchen Lama, nhân vật đứng thứ hai trong hệ thống cấp bậc Lama và là người thường có thái độ thỏa hiệp, đã công khai tuyên bố rằng mặc dù đã đạt được tiến bộ ở Tây Tạng kể từ năm 1950, điều này từng đdạt được với cái giá quá đắt. Bốn ngày sau, có tin rằng vị giúp Lama 51 tuổi trước đó vẫn khỏe mạnh này đã chêt sau một cơn đau tim. Những người hoài nghi, trong khi nhận rằng Panchen Lama đã sống lâu hơn cả cha mẹ lẫn anh chị em ruột của ông, cho rằng cái chết này đã diễn ra một cách không hoàn toàn tự nhiên. Sau đó cũng trong năm đó, trong một sự việc diễn ra ngược hẳn lại mong muốn của Bắc Kinh không để vấn đề Tây Tạng bị quốc tế hóa, Dalai Lama đã được trao Giải thưởng Hòa Bình Nobel.
Vào tháng 5 và tháng 6/1989, đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình lớn ở Nội Mông. Những tài liệu mật mà một tổ chức nhân quyền phương Tây có được đã tiết lộ rằng hơn 10.000 người đã biểu tình ở Hohhot, thủ phủ của Nội Mông, và rằng hơn 30 cảnh sát đã bị thương trong khi tìm túy cách kiểm soát đám đông. Một tờ báo Hồng Công đưa tin, có rằng từ tháng 12/1989 đến tháng 4/1990, khoảng 20 cuộc tụ tập và biểu tình đòi dân chủ và độc lập đã diễn ra ở Khu tự trị Nội Mông. Vào tháng 2 năm 1990, ước tính 80.000 người du mục, sinh viên và người lao động đã tuần hành trên các đường phố theo lời kêu gọi của hai tổ chức là ủy ban tự trị quốc gia Mông cổ và Mặt trận do châu Á-Mông Cô, được cho là những tổ chức đang lãnh đạo nỗ lực đòi độc lập. Vào cuối tháng 5 năm đó hơn 40.000 người đã biểu tình ở Hohhot. Bảy người bị sát hại và hơn 200 người bị thương khi cảnh sát vũ trang nồ súng.