Sức ép quốc tế tới vấn đề cải cách của Trung Quốc

   Vấn đề dân chủ và nhân quyền là chủ đề mà Mỹ thường xuyên sử dụng cho đến nay để gây sức ép đối với Trung Quốc. Thời gian qua, Mỹ đã thay cách thức gây sức ép đối với Trung Quốc. Trong cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 21/9/2005, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, Robert Zoellick, nói rằng giờ đây là lúc Mỹ phải có bước đột phá trong chính sách đôi với Trung Quốc về vấn đề dân chủ. Trước đây Mỹ chỉ khuyến khích Trung Quốc hòa nhập với cộng đồng quốc tế, nhưng giờ đây Mỹ phải thúc giục Trung Quốc trở thành nước có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, cùng đứng về phía Mỹ trong việc đối phó với những thách thức mới mà thế giới đang gặp phải. Zoellick nói chế độ chính trị đóng cửa của Trung Quốc không phải là đặc trưng bất di bất dịch của xã hội Trung Quốc, và Mỹ giờ đây phải thúc đẩy Trung Quốc đi theo con đường chính trị dân chủ Giải thích về nhận xét của Zoellick, một số học giả Mỹ cho rằng nhận xét này phản ánh lập trường của Bush trong chính sách đối với Trung Quốc.

Sức ép quốc tế tới vấn đề cải cách của Trung Quốc
   
      Ngày 9/10/2005 Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ nối lại “cuộc đối thoại về nhân quyền” với Mỹ sau 3 năm gián đoạn nhằm loại bỏ một trong những trở ngại hiện đang tồn tại trong quan hệ giữa hai nước. Đồng thời Trung Quốc cũng cho phép một đoàn điều tra của Liên Hơp Quốc tới thăm nước này vào tháng 11/2005, tạo cơ sở cho hai bên tiến hành cuộc đối thoại về nhân quyền trong thời gian tới.
    Phản ứng trước báo cáo về sự phát triển của nhân loại do ủy ban Phát triển của LHQ công bố mới đây, đại diện của Trung Quốc tại    LHQ thừa nhận rằng sự phát triển về mặt chính trị của Trung Quốc đã lạc hậu so với phát triển kinh tế. Trung Quốc đang đứng trước những thách thức to lớn đối với khả năng duy trì phát triển do bị cản trở bởi việc chưa tiến hành cải cách chính trị dân
    Năm 2008 là năm Trung Quốc đăng cai Thế vận hội Olimpic, và Hồng Công được chọn làm nơi tổ chức môn đùa ngựa. “Phái dân chủ” ở Hồng Công đã học tập Hàn Quốc bằng việc vạch ra những kế hoạch tiến hành các cuộc biểu tình trên quy mô lớn đòi dân chủ trong thời gian diễn ra Thế vận hội. Vấn đề này đang buộc ban lãnh đạo Trung Quốc phải tìm kiếm những biện pháp đối phó. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn lấy Hồng Công làm mô hình về “một nước hai chế độ” cho Đài Loan đi theo. Tuy nhiên, kể từ khi thu hồi Hồng Công vào năm 1997 cho đến nay, chính quyền trung ương luôn áp đặt chính sách áp chế dân chủ đối với Hồng Công, làm dân chúng ở lãnh thổ này hết sức bất bình…