Nền kinh tế phát triển quá nóng, xuất hiện tình trạng lạm phát, thiếu
vật tư, thâm hụt tài chính.
Chủ nghĩa bảo hộ ở địa phương tăng lên làm cho thị trường trong nước bị
chia cắt.
Diễn ra tình trạng cạnh tranh giữa các địa phương nhằm giành giật đầu tư
và buôn bán với nước ngoài.
Chính quyền địa phương can thiệp quá sâu vào hoạt động của các doanh
nghiệp.
Điều nghiêm trọng hơn, cho dù Trung Quốc đã tiến hành cải cách chế độ
thu thuế dẫn đến tình hình tài chính của trung ương được cải thiện phần nào kể
từ năm 1994, nhưng chính phủ trung ương vẫn phải chịu mức thâm hụt tài chính
lớn. Nguyên nhân của việc này là do chính phủ trung ương vẫn phải tiếp tục bù
lỗ tài chính cho chính quyền địa phương, và điều này đã hạn chế khả nâng quản
lý kinh tế vĩ mô cũng như khả năng ứng phó với những nguy cơ tiềm tàng của
chính phủ trung ương. Ví dụ, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của
châu Á kết thúc, chính phủ Trung Quốc đã buộc phải thực hiện một chính sách hỗ
trợ tài chính dẫn đến mức thâm hụt tài chính trong năm 1999 tăng lên tới mức
4,2%.
Quan
hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp
Sau năm 1984, Trung Quốc đã chuyên trọng diêm cải cách từ nông thôn sang
công nghiệp thành thị và quan hệ giữa chính phủ với doanh nghiệp bắt đầu trở
thành đề tài thảo luận của tiên trình cải cách. Tính chất phức tạp của mối quan
hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ nó liên quan tới quan hệ
giữa chính phủ trung ương với các doanh nghiệp nhà nước lớn và vừa, đồng thời
còn liên quan tới mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với các doanh nghiệp
nhà nước năm ớ địa phương và các xí nghiệp hương trấn. Điều này hết sức nhạy
cảm do nó đụng chạm đến vấn đề phân chia ranh giới giữa kinh tế XHCN và kinh tế
TBCN.
Khác với việc chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng tư bản hóa trên quy
mô lớn được thực hiện ở Cộng hòa Séc và Nga, Trung Quốc đã tiến hành cải cách
từng bộ phận trên cơ sở có lựa chọn đồng thời tìm cách xử lý tốt quan hệ giữa
chính phủ và doanh nghiệp.
Trong những năm 80 của thế kỷ 20, Trung Quốc đã áp dụng 3 biện pháp quan
trọng nhằm cải thiện quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp.
Đọc thêm tại: http://timhieutrunghoa.blogspot.com/2015/06/quan-he-giua-trung-uong-va-ia-phuong.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
nền kinh tế trung quốc