Giờ đây chỉ còn vấn đê lựa chọn thời điểm cho việc thực hiện lời cam kết
“trong vòng một vài năm tới” chung chung nói trên. Cho đến nay vẫn chưa thấy
một thời gian biểu chi tiết nào cho việc thực hiện lời cam kết trên được đưa
ra. Theo một kịch bản lạc quan nhất, cuộc cải cách này có thể được chinh thức
nêu ra trong báo cáo công tác trước Đại hội Đảng lần thứ 17. Nếu ý tưởng này
của Ôn Gia Bảo gặp phải sự chống đối quyết liệt, vấn đề này rất có khả năng sẽ
tiếp tục bị trì hoãn cho tới tận Đại hội 18 Trong cả hai kịch bản nói trên, cam
kết của ôn Gia Bảo tiến hành cải cách “trong vòng một vài năm tới” có khả năng
sẽ trở thành hiện thực.
Dường như đã tồn tại một xu thế cải cách trong lịch sử của Trung Quốc kể
từ khi nước Trung Hoa hiện đại ra đời vào năm 1949. Ngoài giai đoạn bất bình
thường của cuộc Cách mạng Văn hóa từ 1966 đến 1976, người ta nhận thấy một làn
sóng tư tưởng cải cách thường liên tục xuất hiện sau từng giai đoạn kéo dài
khoảng 14 năm một.
Sau khi nắm quyền kiểm soát lục địa vào tháng Mười 1949, những người cộng
sản trên thực tế đã quản lý quốc gia này từ năm 1950. Vào năm 1954, khi phần
lớn các chính sách kinh tế kế hoạch của Mao Trạch Đông bị thất bại và dẫn đến
nạn đói khủng khiếp vào cuối những năm 1950, cựu Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ đã lên
quản lý nên kinh tế và đã cho áp dụng một số yếu tố của cải cách thị trường.
Tuy nhiên, cải cách cả gói của Lưu Thiếu Kỳ đã bị ngừng lại khi Mao khởi xướng
cuộc Cách mạng Văn hóa kéo dài một thập kỷ vào năm 1966.
Sau thời kỳ tàn phá này, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã giành chiến
thắng trước các đối thủ bạo thủ của ông, vèo năm 1978 và phát động chính sách
mở cửa. Tiếp sau 14 năm nữa đến năm 1992, Đặng Tiểu Bình đã hô hào thực hiện
các cải cách thị trường mới thống qua chuyến thăm của ông tới Đặc khu Kinh tế
Thâm Quyến. Giờ đây, sau gân 14 năm kê từ lời kêu gọi đó của ông Đặng, lại có I
thêm sáng kiến mới kêu gọi tiếp tục những cải cách thị trường.
Hiện tượng diễn ra theo chu kỳ sau 14 năm một này không chỉ đơn thuần là
một sự trùng lặp ngẫu nhiên. Mười bốn năm là đủ cho chính phủ quên đi chính cái
tinh thần của cải cách, đồng thời quãng thời gian đó cũng đủ dài để cho những
vấn đề rắc rối mới nổi lên. Dân chúng có quyền được biết là những vấn đề rắc
rối xuất hiện tiếp sau những giai đoạn cải cách trước có thể sẽ được giải quyết
như thế nào – và điều này sẽ lặp lại khỉ những cải cách mới quyết liệt hơn được
thực hiện.