Đánh giá của Trung Quốc về Sách Trắng

    Kể từ năm 1991 đến nay, Trung Quốc đã cho công bố 48 cuốn “Sách Trắng” thuộc đủ các lĩnh vực. Sách Trắng “Xây dựng chính trị dân chủ Trung Quốc” lần này là sách trắng đặc biệt với “ba cái nhất”: thời gian chuẩn bị lâu nhất, số người tham gia soạn thảo đông nhất, và là sách trắng có nội dung dài nhất. Được biết Sách Trắng này được bắt đầu soạn thảo từ mùa hè năm 2004, do Văn phòng Báo chí Chính phủ chủ trì với sự tham gia của 30 bộ và ủy ban. Trong thời gian soạn thảo, hội đồng soạn thảo đã tham khảo ý kiên của hơn 100 chuyên gia và học giả Trung Quốc thuộc nhiều lĩnh vực.Đánh giá chính thức của Trung Quốc về Sách Trắng.

Đánh giá của Trung Quốc về Sách Trắng

    Dưới đây là đánh giá của Trung Quốc về Sách Trắng “Xây dựng Chính trị Dân chủ Trung Quốc”, qua ý kiến tổng hợp của ông Phòng Ninh, phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính trị Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, một trong những người trực tiếp tham gia soạn thảo Sách Trắng:
    Thời gian gần đây có một số người hoài nghi vê công tác xây dựng chính trị dân chủ của Trung Quốc. Những người này cho rằng nên kinh tê Trung Quốc phát triển, nhưng cải cách chính trị lại tụt hậu. Do vậy Sách Trắng được đưa ra nhằm giải tỏa sự hiểu nhầm này, và việc Sách Trắng thừa nhận giá trị dân chủ trong quá trình hiện đại hóa đất nước cho thấy chính phủ Trung Quốc rất coi trọng vấn đề dân chủ.
    Sách Trắng đã đưa ra sự lý giải về dân chủ và đây là quan điểm chính thức của Trung Quốc về vấn đề này. Theo quan điểm của Trung Quốc, dân chủ phải phù hợp với tình hình cụ thể của đất nước, với đặc điểm xã hội của Trung Quốc, và không có một mô hình dân chủ nhất định nào phù hợp cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Điểm đáng chú ý nhất của Sách Trung lần này là Trung Quốc không phê phán nền dân chủ phương Tây, thậm chí còn khăng định một sô giá trị của nên dân chủ phương Tây và coi đây là thành quả có ích của nền văn minh chính trị nhân loại.