Quan niệm chính trị kiểu Trung Quốc

    Nhận xét về ‘Sách Trắng Xây dựng Chính trị Dân chủ mới được công bố gần đây, nhiều người trong chính giới ở Bắc Kinh cho rằng đây là lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc trình bày một cách rõ ràng và chi tiết quá trình ra đời, nội dung, nguyên tắc, thành quả và phương hướng phát triển của vấn đề xây dựng dân chủ ở Trung Quốc; công khai thừa nhận 6 vấn đề lớn về dân chủ mà Trung Quốc đang phải đối mặt và cần phải giải quyết; nhấn mạnh việc Trung Quốc sẽ xây dựng chính trị dân chủ phù hợp với tình hình trong nước chứ không dập khuôn bất cứ mô hình thể chế chính trị của nước nào.

Quan niệm chính trị kiểu Trung Quốc

     Trình bày quan niệm chính trị kiểu Trung Quốc:
     Trong Sách Trắng có đoạn: “Lịch sử và thực tiễn phát triển văn minh chính trị của nhân loại cho thấy trên thế giới hoàn toàn không tồn tại mô thức dân chủ duy nhất, có tính phổ biến rộng rãi và tuyệt đổi nào. Đánh giả một chế độ chính trị là dân chủ hay không dần chủ quan trọng là ở chỗ phải nhìn thấy được nguyện vong của quảng đại quẩn chúng có được phản ánh đầy đủ hay không, quyền làm chủ của quảng đại quân chúng có được thực hiện triệt đê hay không, lợi ích hợp pháp của quăng đại quần chủng cổ được đảm bảo đầy đủ hay không”. Đây được coi là sự diễn đạt tập trung về quan niệm dân chủ của Trung Quốc.
       Sách Trắng đã trình bày nổi bật 4 nội dung quan trọng sau:
      Một quốc gia khi quyết định thực hiện chế độ dân chủ như thế nào, đi theo con đường dân chủ nào đều phải phù hợp với tình hình của quốc gia đó. Nền dân chủ chính trị XHCN của Trung Quốc ra đời và phát triển từ “lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Trung Hoa”, là sự lựa chọn phù hợp với tình hình của Trung Quốc và tiến bộ xã hội.
     Chính trị dân chủ của Trung Quốc đã tiếp thu thành tựu của văn minh chính trị nhân loại, trong đó có thành quả tích cực của dân chủ phương Tây, đã kế thừa và tiếp thu nhân tố dân chủ trong chế độ văn minh và văn hóa truyền thống của Trung Quốc, mang đặc tính Trung Quốc rõ rệt. 
      Chính trị Dân chủ của Trung Quốc có nghĩa là nhân dân thực hiện quyền làm chủ thống qua chế độ đại hội đại biểu nhân dân, chế độ hiệp thương chính trị và hợp tác nhiều đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
         Xây dựng chính trị dân chủ ở Trung Quốc phải tuân theo 5 nguyên tắc: (1) Kiên trì sự thống nhất hữu cơ là đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và trị quốc theo pháp luật; (2) Phát huy đặc điểm và ưu thế của chế độ XHCN; (3) Có lợi đối với ổn định xã hội, phát triển kinh tế và ngày càng nâng cao mức sống của người dân; (4) Có lợi đối với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và sự tôn nghiêm; (5) Phù hợp với quy luật khách quan là phát triển một cách tiệm tiến và có trật tự.