Nỗ lực đấu tranh của các nhóm sắc tộc li khai của Trung Quốc


     Ngoài ra, các nhóm sắc tộc li khai khác nhau cũng tiến hành nhiều cuộc tiếp xúc với nhau. Theo tổ chức Asia Watch, đầu năm 1986, các nhà lãnh đạo sắc tộc lưu vong từ lãnh thổ của CHNĐ Trung Hoa đã hợp sức với nhau để xuất bản một tờ báo có tên gọi ‘Tiếng nói chung: Chuyên san của ủy ban Liên minh Nhân dân Đông Thổ, Mông Cổ, Mãn Châu Lý và Tây Tạng hiện nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc’. Năm 1996, một công xoocxiom của các nhà hoạt động nhân quyền Nội Mông đã yêu cầu Trung Quốc trả tự do cho “hàng nghìn người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Cadăc vô tội và những người khác không phải gốc Trung Quốc và ngừng ngay các chính sách chống lại người dân Nội Mông, Tây Tạng và Tân Cương thông qua việc Trung Quốc hóa những cộng đông này bằng vũ lực”. 

Nỗ lực đấu tranh của các nhóm sắc tộc li khai của Trung Quốc

      Năm 1998, một nhóm lưu vong  người Duy Ngô Nhĩ đã tuyên bố rằng nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, người Duy Ngô Nhĩ sẽ nắm lấy cơ hội này để nôi dậy. Người Nội Mông đã viết một bức thư ngỏ gửi người dân Đài Loan, kêu gọi thành lập mặt trận chung đấu tranh vì độc lập. Năm 2004, nhân vật thuộc sắc tộc Mông Cố và là tác giả cuốn Golden Holy Mountain, cuốn sách mô tả hành động tàn bạo của cộng sản chống lại văn hóa và tôn giáo của Mông cổ và Tây Tạng, đã xin cư trú chính trị ở ôxtrâylia. Các cuộc tiếp xúc giữa các nhóm ủng hộ độc lập người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng có tin đang diễn ra.
     Mặc dù những nỗ lực này đem lại nhiều ấn tượng, nhưng chúng hầu như có rất ít tác động trong việc thuyêt phục các nước khác gây sức ép có ý nghĩa buộc Trung Quốc phải thay đổi những chính sách của nước này. Người ta vẫn chưa rõ là liệu một nỗ lực phối hợp của quốc tế có thể khiến Trung Quốc phải chấp nhận một chính sách mềm mỏng hơn không. Tuy vậy cũng đã đạt được một số thành công – chẳng hạn, vào cuối những năm 1990, các nhóm Tây Tạng đã có thể gây áp lực buộc Ngân hàng Thế giới đình chỉ một khoản cho vay nhằm tái định cư người Hán và người Hồi nghèo ở các khu vực Tây Tạng trong tỉnh Thanh Hải. Những người đứng đầu các nhóm trên đã thông báo rộng rãi những địa chỉ email của các thống đốc ngân hàng cùng với những bức thư dự thảo theo gợi ý, còn những người ủng hộ đã gửi quá nhiều e-mail làm nghẽn các hộp thư của các quan chức ngân hàng. Một số đã cắm trại trước tòa nhà của Ngân hàng Thế giới trong nhiêu ngày trong thời tiết giá lạnh và bất chấp vòi rồng phun nước vào họ ngay trước lúc bình minh. Những ý kiến can thiệp của các quan chức chính phủ nước ngoài đến thăm Bắc Kinh đã thành công trong việc trả tự do cho một số tù nhân. Cho đến nay Mỹ cũng đã chống lại sức ép của Trung Quốc đòi giao nộp lai những người Duy Ngô Nhĩ bị bắt ở Ápganixtan và hiện đang bị giam giữ ở căn cứ quân sự Vịnh Guantanamo. Tuy nhiên, những gì đạt được cho đến nay là ít ỏi và không thường xuyên.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tham nhũng ở trung quốc