An ninh Trung Quốc được thắt chặt vì lo sợ nạn khủng bố


     An ninh, vốn đã được thắt chặt, thậm chí còn đươc thắt chặt hơn nữa do tâm trạng lo ngại rằng những kẻ khủng bố có thể tìm cách gây rối loạn nhân ngày Quốc khánh của CHND Trung Hoa, ngày 1/10. Có tin những đơn vị quân đội lớn đã được điều đến các khu vực biên giới, và những biện pháp đề phòng đã được triển khai ở các thành phố lớn như Thượng Hải và Băc Kinh, số người được phép gia nhập hai đoàn người hành hương tơi thánh địa Mecca – đã giảm từ 2.000 – 3.000 người xuống còn chưa đến 1.000 người và, nhằm giảm tới mức thấp nhất nguy cơ những người trẻ tuổi bị tác động chuyển sang đi theo những sự nghiệp cực đoan, chỉ những người từ 50 tuổi trở lên mới được phép tham gia cuộc hành hương này. Chỉ những người trên 18 tuồi mới được phép vào các nhà thờ. Ở Tây Tạng, những người làm công việc chỉ điểm thường được bố trí ở các tu viện và các đền chùa đã được tăng cường về số lượng và được chỉ thị phải cảnh giác hơn.

An ninh Trung Quốc được thắt chặt vì lo sợ nạn khủng bố

     Pakixtan, một đồng minh của Trung Quốc nhưng cũng là nơi trú ngụ của một phong trào Hồi giáo theo trào lưu chính thống đang lớn mạnh với các mối quan hệ được nhiều người biết đến với AI Qaeda, đã bị Trung Quốc gây sức ép buộc phải quay lưng lại với những phần tử chống đối Duy Ngô Nhĩ. Thổ Nhĩ Kỳ, nước ủng hộ mạnh mẽ nhất quyền lợi của người Duy Ngô Nhĩ, đã đồng ý cấm tổ chức người Duy Ngô Nhĩ được hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ, và Trung Quốc đã thuyết phục Chính phủ Nêpan triển khai một cuộc vây bắt nhằm vào những người tị nạn Tây Tạng ở Nêpan trong những nỗ lực của nước này tìm cách trấn áp cuộc nổi dậy Mao-ít của người Nêpan bản địa. Theo các nhóm nhân quyền, người Mông cổ cũng bị đặt dưới sự giám sát chặt chẽ. Các tổ chức nhân quyền báo cáo rằng Trung Quốc đã gây sức ép buộc các nước khác phải ngăn chặn hoặc hủy bỏ những hoạt động chính trị do những người Hồi giáo, người Mông cổ và người Tây Tạng bị xua đuổi hoặc mất đất đai, tổ chức. Bắc Kinh đã sử dụng những chính sách khuyến khích về kinh tế như các khu vực tự do thương mại, mua hàng xuất khẩu, và những hứa hẹn về đầu tư nhằm đảm bảo việc những nước này làm theo những mong muốn của Trung Quốc.
     Tháng 8/2002, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Richard Armitage thông báo rằng Oasinhtơn đã đưa Phong trào Hồi giáo Đông Thổ (ETIM) vào danh sách chính thức liệt kê những tổ chức khủng bố của Mỹ, cùng với Hezbollah và AI Qaeda, và đã nhất trí đưa ETIM vào danh sách các nhóm khủng bố của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Các nhóm nhân quyền đã phản đối điều này, lập luận rằng mặc dù một số thành viên của ETIM đã gặp gỡ Osama Bin Laden, nhưng không hề có mối liên hệ thật sự nàogiữa AI Qaeda và ETIM. Con số những nhân vật lãnh đạo ETIM được cho là có dính dáng đến chủ nghĩa khủng bố được ước tính rất không thống nhất là từ 4 đến 14 người. Các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, những người nhận thấy có bằng chứng xác nhận mối liên hệ giữa AI Qaeda và ETIM, quả quyết rằng họ nhận thấy bằng chứng này là có sức thuyết phục; nhiều học giả và những người khác quen thuộc với ETIM đã đưa ra giả thuyết rằng động cơ thực sự của Mỹ trong việc quyết định đặt nhóm này ra ngoài vòng pháp luật là muốn tạo dựng một quan hệ Mỹ- Trung tốt đẹp hơn nữa trước cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Bush với nhà lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân vào tháng 10/2002.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: dang cong san trung quoc