Để đối phó với tình hình nghiêm trọng này, Trung Quốc đã triển khai
những chính sách tài chính tích cực, phát hành công trái và tăng cường đầu tư
của nhà nước, tiến hành cải cách chế độ thuế, giảm lãi suất xuống mức thấp nhất
trong lịch sử. Tất cả những biện pháp trên đã phàn nào giúp cho nền kinh tế
Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng ổn định, bất chấp nhiều nguy cơ đe dọa nói
trên.
Nhận
định về cải cách kinh tế Trung Quốc
Công cuộc cải cách kinh tê của Trung Quốc được chia làm ba giai đoạn:
giai đoạn một (1979-1989) chủ yêu là tiến hành cải cách nhằm giải phóng năng
lực của xã hội; giai đoạn hai (1990-1997) là giai đoạn khoán trách nhiệm, giảm
sức ép; giai đoạn ba (1997-2005) là giai đoạn rót vốn vào cải cách.
Trong thời kỳ đầu, cải cách kinh tế của Trung Quốc được tiến hành
song song với cải cách chính trị, và việc làm này là có mục đích chính trị.
Cùng với việc phê phán chủ nghĩa cộng sản nghèo khô của Mao Trach Đông, thê hệ
các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc khi đó muôn đưa Trung Quốc đi theo con
đường khác với con đường của Mao, nhằm mục tiêu cải thiện đời sống của nhân
dân.
Điều rõ ràng là mục đích ban đầu của cải cách kinh tế là nhằm phục vụ
cho mục đích chính trị. Các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc khi đó đều là những
nạn nhân trong cuộc Cách mạng Văn hóa do Mao phát động, và họ tương đối có thái
độ đông cảm với người dân. Mục tiêu ban đầu của cải cách trong lĩnh vực hệ tư
tưởng là nhằm giải phóng sức lao động của dân chúng, về thực chất,mục đích cuối
cùng của cải cách vân phải nhằm đảm bảo lợi ích và quyền lãnh đạo của Đảng cộng
sản.
Những biện pháp thực hiện như khoán sản phẩm đến hộ lao động, khoán sản
phẩm ở nhà máy, công trường, khoán sản phẩm trong ngành xây dựng, thương
nghiệp… là những bài thuốc hữu hiệu của công cuộc cải cách khi đó. Chỉ trong
một thời gian ngắn nước này đã phát huy được tính tích cực của người lao động.
Trong xã hội Trung Quốc đã xuất hiện một hiện tượng phát triển kinh tế vượt quy
luật thống thường, GDP tăng với mức hai con sô. Trong giai đoạn một, cải cách
không nhằm tăng vốn mà chủ yêu nhằm giải phóng sức sản xuất của xã hội.
Tuy nhiên, tới giai đoạn hai của cải cách, Trung Quốc gặp phải sự kiện
Thiên An Môn (năm 1989). Xu hướng tư bản hóa ở các quốc gia Đông Âu trong thời
kỳ đó đã tạo ra những sức ép về chính trị và kinh tế đối với Trung Quốc, và các
nhà lãnh đạo Trung Quốc buộc phải thực hiện những biện pháp mạnh tay để duy trì
sự lãnh đạo của mình và tìm kiếm những lý do để hợp pháp hóa sự lãnh đạo đó.
Một trong lý do là tìm cách đạt cho được tốc độ phát triển kinh tế thật cao.