Ngày 19/10/2005 Văn phòng Báo chí Chính phủ Trung Quốc cho công bố “Sách Trắng Xây Dựng Chính Trị Dân Chủ” trình bày kế hoạch và các bước xây dựng chính trị dân chủ ở Trung Quốc trong thời gian tới. Giới phân tích chính trị cho rằng việc ban lãnh đạo Trung Quốc cho công bố Sách Trắng là do phải chịu những sức ép lớn từ trong nước cũng như quốc tế buộc nước này phải thực hiện cải cách dân chủ.
Sức ép từ trong nước
“Sách Trắng xây dựng chính trị dân chủ” mà ban lãnh đạo Trung Quốc công
bố ngày 19/10/2005 đã được soạn thảo trước đó hơn một năm, và đã được
đưa ra trưng cầu ý kiến của các chuyên gia pháp luật và hơn 30 bộ, ủy
ban nhà nước. Công tác soạn thảo được tiến hành khá công phu. Điều này
cho thấy cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc đã đi tới thời điểm
không thể bỏ qua được nữa và ban lãnh đạo Trung Quốc giờ đây phải nhìn
thẳng vào thực tế và hiện trạng xã hội nước này.
Sau khi lên nắm quyền, thể chế Hồ cẩm Đào-ôn Gia Bảo vẫn tiếp tục dựa
vào những quy định của thế hệ lãnh đạo trước đối với cải cách thể chế
chính trị, về cơ bàn chưa thực hiện bất kỳ bước đi mang tính đột phá
nào. Tuy nhiên, do tình hình trong nước cũng như quốc tế có nhiêu thay
đổi lớn, những quy định cũ đó giờ đây không còn phù hợp nữa, do vậy việc
công bố Sách Trắng chứng tỏ thể chế Hồ Cẩm Đào-ôn Gia Bảo đang phải
chịu nhiều bắt g sức ép lớn được thể hiện trên các mặt sau:
Nạn tham nhung. Sức ép ở trong nước trước tiên bắt nguồn từ tình
trạng tham nhũng lan tràn và trở nên nghiêm trọng hơn nhiều so với thời
kỳ Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân tới mức trở thành những vấn đề
chính trị và xã hội nhức nhối ở Trung Quốc. Nhiều quan chức chính quyền
địa phương tham nhũng tới mức trắng trợn và họ đã tìm mọi cách để đối
phó với cấp trên cũng như phản ứng của dân chúng. Nghiêm trọng hơn, tình
trạng chính quyền địa phương bị “xã hội đen hóa” đang trở thành vấn đề
phổ biến ở nhiều nơi trong cả nước.
Đặc điểm “xã hội đen hóa” chính quyền địa phương được thể hiện ở chỗ
quan chức và gian thương cấu kết với nhau chi phối xã hội. Nhiều quan
chức địa phương được gian thương nuôi dưỡng, và do vậy họ chủ yếu phục
vụ gian thương và bị lưu manh hóa trở thành những thành viên của xã hội
đen. Trong nhiều trường hợp, khi cấp trên xuống điều tra thì gian thương
đã dùng tiền mua chuộc và dàn xếp để mọi chuyện được ỉm đi. Trong
trường hợp quần chúng nhân dân tố cáo thì chính quyền địa phương ở nhiều
nơi có hành động trù dập trả thù và thậm chí tiến hành đàn áp.
Đọc thêm tại: http://timhieutrunghoa.blogspot.com/2015/06/mot-so-vu-ang-luu-y-trong-thoi-gian-qua.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
nền kinh tế trung quốc