Trung Quốc sử dụng mọi biện pháp để đảm bảo trật tự xã hội


    Nghe nói vị khách mời là Thủ tướng Anh, Tony Blair, người ngồi cạnh Ôn Gia Bảo, đã “giật mình” khi ông này nghe được những lời phát biểu trên của vị Thủ tướng Trung Quốc. Đúng ra Blair không cần thiết phải ngạc nhiên đến mức như vậy. Những gì mà ông Ôn Gia Bảo nói tới chỉ là một cải cách dân chủ cả gói khiêm tốn, và những chương trình như vậy cũng đã từng được thực hiện từ năm 1988.

Trung Quốc sử dụng mọi biện pháp để đảm bảo trật tự xã hội

    Các nhà lãnh đạo trước đây của Trung Quốc, như các cố Tổng Bí thư đảng Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, cũng đã từng trù tính thực hiện những gì mà họ Ôn đang suy tính hiện nay. Nhưng sáng kiến của những ông này đã bị ngừng đột ngột vào năm 1989 khi Hồ Diệu Bang qua đời, 3 năm sau khi nhà lãnh đạo có đầu óc cải cách này bị gạt khỏi vị trí cầm quyền. Cái chết của Hồ Diệu Bang đã ngay lập tức làm nổ ra một phong trào đòin, ực hư rử h dân chù ở nước này, dẫn đến một cuộc biểu tình khổng lồ trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989 và Giang Trạch Dân lên thay Triệu Tử Dương.
    Trong kỷ nguyên của Giang, các cuộc bầu cử trực tiếp đã được thực hiện ở cấp thôn xã của Trung Quốc. Tuy nhiên, những người chỉ trích thì cho rằng điều này còn lâu mới đủ.
     Chính phủ Trung Quốc giờ đây đã sử dụng hết mọi biện pháp mà họ có trong tay để duy trì sự ổn định xã hội, và tất cả những biện pháp này cho đến nay đều tỏ ra không thành công. Chẳng hạn, những cải cách đối với xí nghiệp nhà nước do cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ thực hiện đã dẫn đến những tác động ngược lại do những thủ tục thay đổi ban quản lý xí nghiệp thậm chí lại dẫn đến tình trạng tham nhũng và tham ồ lan tràn hơn nữa. Tất cả các nhà lãnh đạo đều nhất trí với nhau ở một điều là cải cách kinh tế có một khía cạnh chính trị quan trọng. Và chỉ riêng các biện pháp liên quan đến quản lý hành chính đã tỏ ra là một sự thay thế tồi đối với nền dân chủ.
    Trong thời gian Trung Quốc còn nằm dưới quyền của Giang Trạch Dân, tình trạng tham nhũng đã trở nên tồi tệ hơn do đích thân các quan chức tham nhũng bắt tay với nhau, và trong những năm gần đây chính phủ trung ương đã phát hiện ra những tập đoàn tham nhũng liên quan đến hàng trăm quan chức.
    Trong khi đó, nhiều quan chức địa phương đã sử dụng quyền lực không bị kiểm soát của họ để khai thác tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Những quan chức này đã nhận những khoản tiền lại quả từ các nhà đầu tư, còn các nhà đầu tư thì lao vào khai thác các mỏ khoáng sản mà không hề quan tâm đến những tác động đối vôi môi trường. Bắc Kinh giờ đây nhận ra rằng họ có thể sẽ phải đương đầu với một thảm họa về hệ sinh thái nếu chiều hướng này tiếp tục không được giải quyết.

Đọc thêm tại: http://timhieutrunghoa.blogspot.com/2015/06/su-xuat-hien-cua-nhung-giai-cap-xa-hoi.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tham nhũng ở trung quốc