Các nhóm nhân quyền của Trung Quốc tiếp tục hoạt động và phát triển


     Các nhóm nhân quyền tiếp tục công bố và phản đối cách đối xử tồi tệ đối với các sắc tộc thiếu số, lôi kéo sự chú ý của quốc tế vào cảnh ngộ khốn khổ của họ. Các nhóm sắc tộc thiểu số bị xua đuổi hoặc mất đất đai đã đưa thêm các website vào các hoạt động văn hóa của họ. Các nhóm người Tây Tạng đã rất thành công trong việc thu hút sự chú ý đối với cảnh ngộ của họ, thu hút sự chú ý của đông đảo tầng lớp dân chúng bao gồm, và không chỉ giới hạn ở, những diễn viên điện ảnh nổi tiếng, những ngôi sao nhạc rock, và những người quan tâm đến Phật giáo. 

Các nhóm nhân quyền của Trung Quốc tiếp tục hoạt động và phát triển

     Một số thành phố lớn ở châu Âu và Mỹ nơi có các trụ sở Tây Tạng đã tổ chức nhiều buổi diễn thuyết và hoạt động văn hóa. Các buổi biểu diễn nhạc rock bao gồm những tiết mục từ việc các sư sãi tụng kinh đến các tiết mục của ban nhạc Beastie Boys, đã bán được hàng trăm nghìn vé và đĩa DVD. Phong trào Độc lập Tây Tạng Quốc tế, cùng với nhiều hoạt động khác, đã bảo trợ cho các cuộc đi bộ và đi xe đạp hòa bình nhằm thúc đây sự nghiệp của phong trào này; chẳng hạn, cuộc hành trình mang tên “Indy to Windy” từ Indianapolis đến Chicago, đã điễn ra vào tháng 12/2004.
     Hoạt động của người Duy Ngô Nhĩ và người Nội Mông cũng đã được tổ chức tốt hơn và tích cực hơn trong các nhóm được thành lập nhằm gây áp lực trong những năm gần đây. Vào tháng 4/2004, tại một cuộc họp ở Đức, hai nhóm lưu vong Duy Ngô Nhĩ hàng đầu đã sáp nhập với nhau trở thành một tổ chức thống nhât có tên gọi Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới Tổ chức này đã bầu Erien Alptekin, con trai của nhà cựu lãnh đạo chính phủ Tân Cương trước năm 1949, làm chủ tịch đầu tiên của tổ chức này. Những người tổ chức đã hy vọng rằng dòng dõi của Alptekin và tầm nhìn xa trông rộng của ông này có thể giúp thúc đây sự nghiệp của người Duy Ngô Nhĩ tương tự  như những gì nhân vật Dalai Lama đã làm cho sự nghiệp của Tây Tạng. Một số người lập luận răng chức vụ này đã được Rebiya Kadeer năm giữ. Một nhóm lưu vong Duy Ngô Nhĩ khác đã thành lập một chính phủ lưu vong tại  một cuộc họp báo hồi tháng 9/2004 ở Đồi Capitol (Nhà Quốc hội) của Mỹ và chỉ định Anwar Yusuf Turani làm thủ tướng của cái chính phủ này. Các quan chức khác của chính phủ mới này hiện cư trú ở Cadắcxtan, Thổ Nhĩ Kỳ và Oxtrâylia. Chinh phủ lưu vong này tuyên bố mục tiêu của nó là “nói cho thế giới biêt về Đông Thổ và thúc đảy sự nghiệp tự do và độc lập”. Các tổ chức hỗ trợ khác được đặt ở một số thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điên, Brúcxen, Luân Đôn, Hà Lan, Canada và Mátxcơva. Người Nội Mông có Trung tâm thông tin vê nhân quyền miền Nam Mông Cổ đóng trụ sở ở thành phố Niu Yoóc, và Đảng nhân dân Nội Mông đóng trụ sở ở Princeton, bang New Jersey, của Mỹ.