Một nguyên nhân căn bản của tình trạng nói trên là do Trung Quốc thi hành chế độ công hữu đối với tài sản nhà nước. Tất cả tài sản đất đai, hầm mỏ, tài nguyên đều được đưa vào phạm trù chế độ công hữu, không được phép mua bán, không được tính vào hệ thống lưu thống tiền tệ. Khi nền kinh tế được chuyển đổi sang nền kinh té thị trường theo mô hình phương Tây, phần lớn những tài sản vật chất nói trên đều không được định giá theo đúng giá trị thật của chúng, và chúng đã trở thành những “tài sản vô giá” nằm ngoài hệ thống tài chính của Trung Quốc.
Một
đặc điểm quan trọng của giai đoạn ba cải cách Trung Quốc là thu nhập từ
thuế tăng lên, trong khi quỹ lương lại giảm xuống. Theo những số liệu
thống kê chính thức, từ năm 1998 đến nay thu nhập từ thuế của Trung Quốc
liên tục tăng với tốc độ 2 con số. Năm 2004, thu nhập từ thuế tăng
25,7%, cao gấp 25,7 lằn so với tốc độ tăng trưởng GDP.
Thu
ngân sách trong năm 2000 của Trung Quốc là 1.300 tỉ nhân dân tệ. Đến năm
2004, con số này tăng lên tới 2.600 tỉ nhân dân tệ. Chỉ sau 4 năm, mức
thu đã tăng gấp 2 lần. Trong khi đó tỉ lệ của quỹ lương trong GDP vào
năm 1980 là 29,1%, năm 1989 là 16%, và đến năm 2003 giảm xuống còn 12%.
Điều này cho thấy trong khi nền kinh tế phát triển và của cải vật chất
tăng lên, thì lợi ích mà người làm công ăn lương được hưởng lại giảm đi.
Theo một báo cáo chính thức được công bố mới đây, trong thời gian 7 năm
(1997-2004), chính phủ trung ương và chính quyền địa phương đã tước
đoạt của nhân dân sô tiền lên tới 6.000 tỉ nhân dân tệ là tiền chênh
lệch từ việc đền bù đất đai, còn chính quyền địa phương các cấp đã thu
những khoản thuế phi pháp lên tới 9.000 tỉ nhân dân tệ. Tình hình hiện
nay là có tới 2/3 trong tổng sô 38.290 doanh nghiệp hương trấn mắc nợ,
và tổng số tiền nợ của khu vực nông thôn toàn quốc lên tới 1.000 tỉ nhân
dân tệ.
Trong giai đoạn cải cách thứ ba, tình trạng tham nhũng diễn ra tràn
lan. Theo những thống kê chính thức, từ năm 1999 đến nay số tiền tham
nhũng lên tới 40 tỉ nhân dân tệ. Báo cáo về công tác chống rửa tiền của
Trung Quốc cho biết các cơ quan chức năng đã phát hiện 46390 vụ giao
dịch khả nghi với tổng số tiền lên tới 16.582 tỉ nhân dân tệ. Báo cáo
trên cho biết thông qua các giao dịch xuyên quốc gia của các doanh
nghiệp, có trên 304 tỉ USD tiền vốn “chạy” ra nước ngoài, chủ yếu sang
Hồng Công, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và Xingapo.
Việc các doanh nghiệp nhà nước – nguồn tài nguyên lớn nhất của Trung
Quốc – được bán hay tư hữu hoa đã đẩy hơn 40 triệu công nhân ra hè
đường. Việc có tới trên 80 triệu nông dân ở nước này bị mất đất đai là
một trong những nguyên nhân làm xã hội Trung Quốc rối loạn.