Sự ức chế về hiến pháp
Cho đến nay, đặc biệt dưới thời Hồ cẩm Đào- Ôn Gia Bảo, ban lãnh đạo Trung Quốc luôn kêu gọi mọi người làm việc theo pháp luật. Tuy nhiên, một thực tê đang diễn ra ở Trung Quốc hiện nay là những quy định trong hiến pháp thường không được tôn trọng và thực hiện. Rất nhiều điều quy định trong hiến pháp chỉ có ý nghĩa hình thức và không hề được tuân thủ như quyền tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự do xuất bản… Khi mới lên cầm quyền, Hồ cẩm Đào và Ôn Gia Bảo kêu gọi pháp trị, tuy nhiên hai ông này giờ đây đã phải thừa nhận rằng . “Đảng cao hơn luật pháp”. Đây chính là điều ức chế lớn nhất đối với người dân Trung Quốc và họ sẵn sàng bày tỏ tâm trạng tức giận và trút sự bất mãn của họ lên chính quyền mỗi khi có cơ hội.
Trong thời gian qua tại Trung Quốc đã diễn ra nhiều cuộc tranh luận trên các diễn đàn khác nhau xung quanh những chủ đề nói trên, đặc biệt là về nguyên nhân tại sao ở Trung Quốc trong thời gian gần đây đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình và phản kháng của quần chúng ở nhiều địa phương.
Những mâu thuẫn nổi lên trong xã hội Trung Quốc nhìn từ hai phía. Hiện có vô số vấn đề phức tạp tiềm ẩn ở khắp nơi, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị và kinh tế của nước này. Nhìn từ bên ngoài, Trung Quốc là một mô hình phát triển đáng thèm muốn của khu vực cũng như của thế giới. Tuy nhiên, bên trong xã hội Trung Quốc đang xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt và nước này đang phải đương đầu với những thách thức thực sự nghiêm trọng như tình trạng tham nhũng lan tràn trong các cơ quan đảng và chính phủ, các cuộc biểu tình và phản kháng của quàn chúng chống lại chính quyền tăng lên với quy mô ngày càng lớn, hoạt động tội phạm tăng lên, nền kinh tê phát triển quá nóng, hệ sinh thái bị tàn phá… Và tất cả những hiện tượng tiêu cực trong xã hội Trung Quốc trong thời gian qua bị che dậy và trở nên bị lu mờ bởi một tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao mà nước này đạt được.
Nhiều học giả cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng có vẻ toàn màu xám nói trên là do cải cách thể chế chính trị không được xem xét đến Sau sự kiện Thiên An Môn 4/6/1989, ban lành đạo Trung Quốc dường như đã gác sang một bên vấn đề cải cách thể chế chính trị, và tấtcả những ai đề cập tới cải cách thề chế chính trị đều bị coi là những “kẻ gây động loạn”. Việc phủ nhận thực tế này đã gây ra những hậu quả tai hại cho sự phát triển của chính bản thân Trung Quốc. Có vẻ như ban lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đã nhận thức rỗ điều này và không thề bỏ qua được nữa.