Khả năng về sự dính líu từ bên ngoài đã bổ sung thêm vào
những lo ngại của chính phủ xung quanh nguy cơ có sự phối hợp những hoạt động
chống đối giữa các sắc tộc và giữa các tỉnh. Theo đài truyền hình Tân Cương,
Đảng Hồi giáo Đông Thổ, tổ chức chính trị cho đến nay vẫn chưa được nhiều người
biết đến, đã kêu gọi tiến hành một cuộc thánh chiến nhằm xóa bỏ sự cai trị của
Trung Quốc ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Một báo cáo tại đại hội đại biểu
nhân dân địa phương đã khẳng định cuộc nổi loạn này “được lập kế hoạch chặt
chẽ, được tổ chức tốt, chống lại đảng và chống chủ nghĩa xã hội”.
Sự dính líu của người Hồi một lần nữa lại được nêu đích danh.
Những lời cáo buộc của Trung Quốc về sự dính líu của nước ngoài dường như đã
được hồ trợ bởi một bài viết trên một tờ báo của Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả cho biết
ông và một người bạn đi cùng đã tới được khu vực này bằng việc giả bộ là đại
diện cho một hãng du lịch Ixtanbun đang chuẩn bị một cuốn sách quảng cáo cho
khách du lịch tương lai. Tuy nhiên, những bức ảnh mà hai người này chụp được đã
cho thấy cảnh nhiều nhà thờ bị phá hủy và những cảnh nghèo đói cùng cực. Hai
ông này đưa tin cư dân tố cáo rằng việc thử hạt nhân đã gây nên vô số trường
hợp trẻ em bị chết yểu và những dạng ung thư khác thường.
Cần lưu ý là những diễn biến này đã xảy ra trước đó không lâu
hoặc đồng thời với thời điểm chủ nghĩa xã hội gặp phải những thách thức trên
phạm vi toàn thế giới bắt đầu bằng các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn vào mùa
xuân năm 1989 và lên đến đỉnh cao là sự tan rã chính thức của Liên Xô hai năm
sau đó. Ban lãnh đạo Trung Quốc đã phản ứng trước điều mà họ coi là sự suy
thoái hơn nữa trong môi trường an ninh của Trung Quốcsau năm 1989 theo hai cách
thức chủ yếu: thứ nhất, bằng việc thắt chặt sự kiểm soát chính trị, và thứ hai,
bằng việc thực hiện sự giám sát kỹ lưỡng hơn nữa đối với văn hóa và tôn giáo,
về vấn đề kiểm soát chính trị, các ủy ban của đảng và chính phủ đã được tổ chức
lại. Một cuộc cải tổ quan trọng về nhân sự ở những cấp chóp bu trong ban lãnh
đạo của Khu tự trị Nội Mông đã được tiến hành vào năm 1990. Ở Tây Tạng, nhân
vật đứng đầu tổ chức đảng địa phương theo đường lối ôn hòa đã được thay thế bởi
Hồ Cẩm Đào, và trong thời gian Hồ cẩm Đào phụ trách tại đây các cuộc bạo loạn
đã giảm hẳn. Điều này có thể là một nhân tố quan trọng trong quá trình thăng
tiến của Hồ Cẩm Đào trở thành nhà lãnh đạo của toàn nước Trung Quốc hơn một
thập kỷ sau đó. Ngoài ra, Tân Cương cũng đã có được một viên tư lệnh quân khu
mới.
Đọc thêm tại: http://timhieutrunghoa.blogspot.com/2015/06/cuoc-chien-giua-khong-quan-cuba-va-quan.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
tham nhung trung quoc