Giai đoạn kinh tế đối ngoại của Trung Quốc chịu tổn thất lớn

    Trong giai đoạn hai kinh tế đối - ngoại của Trung Quốc chịu tổn thất lớn, tốc độ phát triển chậm hẳn lại. Nhằm xoa dịu tâm trạng bất mãn của dân chúng và cải thiện hình ảnh của Đảng, Trung Quốc đã gia tăng đầu tư công cộng, sử dụng đầu tư để kích thích kinh tế phát triển, thực hiện những chính sách tài chính tích cực, tìm cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài thống qua những ưu đãi về sử dụng tài nguyên, đất đai và sức lao động rẻ.

Giai đoạn kinh tế đối ngoại của Trung Quốc chịu tổn thất lớn


    Trong giai đoạn này, GDP của Trung Quốc, cùng với các chỉ số khác như mức đầu tư công cộng, thu nhập từ thuế, chi tiêu và thâm hụt tài chính đều tăng (trừ ngân sách dành cho các chương trình phúc lợi xã hội lại giảm nhiều).
     Một đặc trưng của giai đoạn cải cách thứ hai là song song với sự phát triển kinh tế, bộ máy quan chức chính phủ cũng phình lên nhanh chóng. Điều này đã buộc Trung Quốc phải cắt giảm ngân sách dành cho chính phủ, giảm ngân sách giáo dục, chuyên trách nhiệm cung cấp ngân sách dưỡng lão và về hưu cho các chính quyền địa phương. Ngân sách dành cho giáo dục của Trung Quốc đã giảm dần từ mức 3,04% năm 1990 xuống còn 2,5% năm 1996, và tăng trở lại mức 3,14% năm 2004. Chủ trương “thị trường hóa” ngành giáo dục của Trung Quốc đã khiến chi phí giáo dục ở nước này tăng gấp 20 lần chỉ trong vài năm, biến Trung Quốc thành một trong nhũng quốc gia có mức chi phí giáo dục cao nhất thế giới. Chi phí giáo dục mà dân chúng nước này phải gánh chịu tính theo mức thu nhập hiện cao hơn cả Nhật Bản và Mỹ.
      Mặc dù Trung Quốc thực hiện những chính sách tích cực về tài chính và xây dựng hạ tầng cơ sở, nhưng hiện, tại vẫn gặp phải một tình hình là mức đầu tư cao nhưng hiệu quả vẫn thấp với hàng loạt món nợ khó đòi. Tính đến tháng Sáu 2005, các khoản nợ xâu mà theo công bố chính thức của Trung Quốc lên tới 4.404,2 tỉ nhân dân tệ (khoảng trên 550 tỉ USD). Thu chi ngân sách hiện có vấn đề với chênh lệch thu chi lên tới 2 lần, và phía sau nền kinh tế có vẻ toàn màu hồng của Trung Quốc hiện tồn tại một thực tê phũ phàng được che đậy. 
          Theo những công bố chính thức của Trung Quốc tính từ năm 1997 đến nay Trung Quốc đã thu hút được 530 tỉ USD vốn đầu tư của nước ngoài, tuy nhiên trên thực tế mới chỉ có 270 tỉ USD được đưa vào sử dụng Tính đến cuối năm 2004, lượng tiền tiết kiệm trong cà nước đạt 11.000 tỉ nhân dân tệ, trong đó 37% là tiền của các doanh nghiệp hoặc cơ quan chính quyền các cấp, còn tiền gửi của dẫn chúng thực tế chỉ là 7.000 tỉ nhân dân tệ. Một báo cáo thống kê cho thấy kể từ năm 1979 đến nay, số tiền “chạy” ra nước ngoài của Trung Quốc lên tới 300 tỉ USD, trong đó chỉ riêng năm 2004, khoảng 3000 quan chức tham nhũng của Trung Quốc bỏ trốn ra nước ngoài mang theo số tiền lên tới 50 tỉ USD. Như vậy tiền “chạy” ra nước ngoài nhiều hơn tiền đầu tư vào Trung Quốc.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: đảng cộng sản trung quốc