Đổ thêm dầu vào lửa trước tình hình hết sức mong manh này là việc những
người di cư từ những khu vực khác của Trung Quốc tiếp tục kéo tới. Điều mỉa mai
là khác với thái độ chống đối của dân địa phương đối với người Hán đến Tân
Cương để phát triển khu vực này vào những năm 1950 và 1960, hàng nghìn người
khác hiện kéo đến đây từ những khu vực khác ở Trung Quốc là để tìm kiếm cơ hội
kinh tế chứ không phải vì những nguyên nhân liên quan đến hệ tư tưởng như điều
Mao Trạch Đông mong muốn.
Tuy nhiên, người dân địa phương có xu hướng coi những người mới
đến là nhưng kẻ thực dân, và họ hết sức tức giận. Sự phản kháng này đã
buộc Đảng và chính phủ Trung Quốc phải tìm cách đối phó. Các nguồn của đảng và
chính quyền trung ương đã phản bác lại những lời cáo buộc cho răng họ đang bóc
lột các nguồn tài nguyên của các khu vực thiểu số, và chỉ ra rằng những địa
phương khác trong nước đã nhận được những khoản trợ cấp lớn từ Bắc Kinh, và
răng sự phát triển là một tiến trình hai bên cùng có lợi: Người Hán và những
người thiểu số phải hợp tác với nhau vì sự thịnh vượng của tất cả mọi người. Họ
cũng nêu những trường hợp người sắc tộc thiểu số đã trở nên giàu có, cho thấy
những người không phải gốc Hán có thể được hưởng sự thịnh vượng do các chính
sách của đảng và chính phủ tạo ra. Chẳng hạn, nữ doanh nhân người Duy Ngô Nhĩ,
Rebiya Kadeer, đã được các phương tiện truyền thống chính thức giới thiệu rùm
beng.
Phù hợp với sự tin tưởng được tuyên bố công khai rằng tâm trạng
bất mãn của các sắc tộc thiểu số có thể biến mất nếu những chênh lệch về thu
nhập có thê được giải quyết, chính quyền trung ương đã công bố một kế hoạch đầy
tham vọng nhằm phát triển miền Tây Trung Quốc, nơi phần lớn các dân tộc thiểu
số sinh sống. “Kế hoạch đại khai phá miền Tây”, như được gọi như vậy, đã trù
tính triển khai những dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ bao gồm xây dựng một tuyến
đường xe lửa đến Tây Tạng, xây dựng các đập nước và đường quốc lộ. Các thành
viên cộng đồng thiểu – số những người tỏ ra hoài nghi về những động cơ của đảng
và chính phủ – thì lại tin rằng những mục đích thực sự của Kế hoạch đại khai
phá miền Tây chỉ là tìm cách làm cho những nền kinh tế của họ hội nhập một cách
mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế của nước Trung Quốc của người Hán, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc nhập cư người Hán vào các khu vực của họ, và tăng cường sự
kiểm soát của Bắc Kinh đối với họ.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
chinh tri trung quoc