Những nhân vật chính trị cấp cao đã đến thăm những địa phương nổi
loạn để đánh giá tình hình và khôi phục sự ổn định xã hội. Chẳng hạn, năm 1992,
Dương Thượng Côn, khi đó là chủ tịch nước Trung Quốc và đồng thời là phó chủ
tịch Quân ủy trung ương, đã dẫn đầu một phái đoàn tới “ để chuẩn bị những dàn
xếp nhằm ngăn chặn những thay đổi đột ngột”. Mặc dù tuyên bố chính thức đã
không nói rõ chi tiết, nhưng khi đó đã có một dòng người chạy trốn khỏi cuộc
xung đột giữa các sắc tộc ở khu vực Trung Á thuộc Liên xô cũ. Dương Thượng Côn
đã chỉ thị cho các nhà chức trách Tân Cương là phải cố gắng giúp những người tị
nạn định cư, đồng thời không được phép dính líu vào những vấn đề liên quan đến
quan điểm chính trị và tôn giáo của số người mới đến. Họ không được để những
người di cư mang theo vũ khí vào lãnh thổ Trung Quốc, tiến hành các hoạt động
chính trị, hay đi ra ngoài giới hạn những khu vực định cư đã được xác lập.
Đã không có tuyên bố công khai nào về số lượng người tị nạn bỏ
chạy vào lãnh thổ Trung Quốc hay về mức độ tàn phá mà những người này gây ra.
Một quan chức phương Tây phụ trách về các nhóm sắc tộc của Liên Xô trước đây
ước tính rằng có chưa đến 1.000 người tị nạn ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân
Cương, và phần lớn bọn họ là thành viên của một bộ tộc đã bị bộ tộc của Tổng
thống Cưrơgưxtan khi đó gạt khỏi địa vị chiếm ưu thế. Ngoài ra, trong số này
còn có một số lượng nhỏ người Dong’an, là những người đã lập ra Mặt trận Giải
phóng Dong’an ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Rõ ràng việc số người mới này xuất hiện đã gây ra những vấn đề rắc
rối cho sự kiểm soát của trung ương. Mùa hè năm 1993, 5 nhóm Hồi giáo vũ trang
có tin đã họp với nhau ở Kashgar để bàn cách hỗ trợ cho pho trào ly khai ở khu
vực Casơmia do Ấn Độ kiểm soát. Ngoài những người Duy Ngô Nhĩ địa phương và
nhưng người Casomia Hồi giáo, tham gia cuộc họp này còn có những đại diện của
tổ chức Hezbollah, là tổ chức có liên hệ với chính phủ Iran, những đại diện
Mujaheddin từ Apganixtan, và một nhóm không rõ tên tuôi từ Pakixtan. Cuộc họp
này đã diễn ra vài ngày sau khi xảy ra một loạt các vụ nổ bom có phối hợp ở 5
thành phố ở Tân Cưong. Trong một số vụ riêng rẽ khác, cảnh sát vũ trang của Trung
Quốc đã đụng độ với các tay súng Cadắc đang lên tiếng đòi ly khai khỏi nước
CHND Trung Hoa và sáp nhập vào Cadắcxtan, các vụ tấn công của nông dân Duy Ngô
Nhĩ nhằm vào những công nhân khai thác dầu khí người Hán làm việc tại Hồ Tiến
khi những nông dân này kêu gào “dầu lửa của Tân Cương không phải là dầu lửa của
Trung Quốc”, cũng như các cuộc biểu tình của những người theo trào lưu chính
thống Hồi giáo ở Cam Túc.
Đọc thêm tại: http://timhieutrunghoa.blogspot.com/2015/06/cuoc-noi-day-o-khu-tu-tri-duy-ngo-nhi.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
nền kinh tế trung quốc