Những hoạt động gây rối này đã được phối hợp với nhau ở mức độ nào, nếu như có chuyện đó, vẫn là đề tài mà người ta đang suy đoán. Có thể đoán được là nhà chức trách Trung Quốc, chắc chắn chưa hề quên các cuộc nổi loạn của người Hồi giáo thường diễn ra theo chu kỳ đã làm tê liệt nhiều khu vực rộng lớn phía Tây Bắc Trung Quốc trong kỷ nguyên phong kiến, hiện hết sức lo ngại về những mối liên hệ có thể có giữa các nhóm Hồi giáo.
Kể từ khi Đảng cộng sản lên nắm quyền vào năm 1949, các nguồn chính thức ở nước này thường xuyên chì trích khái niệm cho rằng tất cả mọi người Hồi giáo đều là anh em một nhà, và các nguồn tin trên có xu hướng nhấn mạnh đến đặc tính dân tộc khác nhau của các nhóm sắc tộc đi theo đạo Hồi: Người Duy Ngô Nhĩ, người Cadắc, người Kiếcgi, người Tátgích, người Sala, người Hồi và những sắc tộc khác. Tuy nhiên, danh sách truy nã do các quan chức Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương công bố vào giữa năm 1989 dường như đã xác nhận những môi nghi ngờ về âm mưu tiến hành liên kết giữa các sắc tộc và giữa các tỉnh. Trong số 7 cái tên được nêu ra trong danh sách này, có 3 là người Hồi đến từ Cam Túc, 4 người còn lại là người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Một người trong đó là diễn viên nhào lộn biểu diễn lưu động là người có lý do nghề nghiệp hợp pháp để đi lại khắp đất nước này, và bởi vậy nhân vật này có thể phối hợp những hoạt động chống đối trong khi hành nghề.
Năm 1990 tỏ ra thậm chí còn tồi tệ hơn. Vào tháng Tư năm đó, khách du lịch không được phép rời khỏi khách sạn của họ khi những cuộc bạo loạn nổ ra ở Ưrumqi, Kashgar, Khotan, Kuqa, Aksu và Artush. Các lực lượng của Quân giải phóng nhân dân (PLA) đóng ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương rõ ràng là không có khả năng giải quyết tình hình, mà biểu hiện của điều này là việc các đơn vị tinh nhuệ từ tỉnh Cam Túc láng giềng đã được không vận tới một số thành phố của Tân Cương. Trung tâm của các cuộc bạo loạn là thị trấn Baren ở Huyện Akto, nơi mà một quyết định của chính quyền địa phương theo đó cấm việc xây dựng các nhà thờ mà không có giấy phép chính thức đã gây ra tâm trạng tức giận của dân chúng địa phương. Việc chống lại các chính sách kế hoạch hóa gia đình và việc cách chức một vị imam (nhà lành đạo Hồi giáo) được lòng dân dường như cũng là nhũng lý do chính dẫn đến các cuộc biểu tình chống chính phủ. Các nguồn tin chính thức cho biết số người chết chỉ riêng ở Baren là 22 người, trong khi những người chứng kiến cho rằng con số này ít nhất phải cao hơn gấp 3 lần. Tồng cộng có thể có tới 3.000 người đã bị sát hại. Những cuộc đối đầu nghe nói đã diễn ra giống như những trận đánh thực sự, và có tin trong nhiều trường hợp binh lính đã bỏ chạy khi họ nhận thấy đối phương đông hơn và nhiều súng đạn hơn
Đọc thêm tại: http://timhieutrunghoa.blogspot.com/2015/06/tac-ong-tu-su-sup-o-cua-lien-xo-oi-voi.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
tham nhung o trung quoc