Thứ nhất, tình trạng này có liên quan trực tiếp tới vấn đề năng lực sản
xuất giảm sút ở phần lớn các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt trong ngành chế tạo
truyền thống. Doanh nghiệp nhà nước luôn được coi là trụ cột của nền kinh
tế quốc dân, do vậy thành công hay thất bại của doanh nghiệp nhà nước được coi
là tiêu chí quan trọng đánh dấu việc chuyển đổi thành công nền kinh tế Trung
Quốc từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường.
Trong những năm 1980, phân lớn doanh nghiệp nhà nước đều bị thua lỗ, số
tiền bù lỗ từ chính phủ tăng : nhanh. Bước sang những năm 1990, có tới 40%
doanh nghiệp nhà nước tiếp tục làm ăn thua lỗ, và gần 1/3 ngân hàng trong cả
nước có con nợ là các doanh nghiệp làm ăn thua
lỗ.
Thứ hai, trong những năm 1980 và đầu những năm1990, số lớn công nhân mất
việc làm phần lớn xuất phát từ tình trạng dư thừa lao động tại các doanh nghiệp
nhà nước và xí nghiệp tập thể. Sau khi mất việc làm, số công : nhân này vẫn
được nơi làm việc cũ đảm bảo những phúc : lợi cơ bản và hưởng mức lương thấp
nhất. Tuy nhiên sau năm 1997, số công nhân mất việc làm nói trên không còn ị
được hưởng những đảm bảo nói trên nữa và họ trở thành 1 những thành viên thực
sự của đội quân thất nghiệp.
Thứ ba, khoảng cách chênh lệch về thu nhập ngày Ị càng rộng ra. Ngoài sự
chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa các tỉnh ven biển với tỉnh
nằm sâu trong I nội địa, sự chênh lệch về thu nhập giữa các ngành nghề 1 kinh
tê cũng ngày càng tăng lên. Một báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á cho
biết có tới 230 triệu người dân I Trung Quốc (khoảng 18,5% dân số) hiện vẫn
sống dưới 1 mức nghèo khổ với mức chi tiêu mỗi ngày dưới 1 đôla Mỹ, và có tới
670 triệu người hiện sống với mức mỗi ngày dưới 2 đôla Mỹ.
Mới đây giới học giả Trung Quốc đã tổ chức cuộc hội thảo khoa học tại
Bắc Kinh bàn về kinh tế của Trung Quốc trong tương lai.
Tại cuộc hội thảo, nhà kinh tế học Lâm Nghị Phu, Chủ nhiệm Trung tâm
Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc Trường Đại học Bắc Kinh, cho rằng tới đây tại
Trung Quốc sẽ xuất hiện tình trạng lạm phát và trị trệ. Một số nhà kinh tế khác
cho ràng nền kinh tế chưa được cải thiện, triển vọng không mấy sáng sủa trong 2
năm tới, và tộc độ tăng trưởng kinh tế có khả năng giảm xuống. Một trong những
nguyên nhân được nêu ra là từ năm 1998 đến nay, ngành chế tạo đã sản xuất quá
mức; trong thời gian 2003-2004 Trung Quốc đã đầu tư quá mức vào một số ngành…
Đọc thêm tại: http://timhieutrunghoa.blogspot.com/2015/06/3-bien-phap-cai-cach-cua-trung-quoc.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
chính trị trung quốc