Trong thời gian 10 năm qua, nền kinh tế và xã hôi Trung Quốc đã phát triển theo một mô típ đặc biệt, tức là chủ yếu lấy việc mở rộng về số lượng để tăng trưởng. Sư phát triển theo kiêu này tới một giới hạn nhất định nào đó sẽ dẫn tới đình trệ và tạo ra tình trạng thắt nút về kinh tế. Việc không tiến hành đồng thời cải cách kinh tế với cải cách chính trị đang ngày càng đem lại nhiều vấn dề nghiêm trọng cho quá trình phát triển của Trung Quốc.
Tâm trạng tức giận của tầng lớp nông dân và dân nghèo thành thị:
Sau hơn 20 năm tiến hành cải cách, hố ngăn cách giữa các giai cấp
trong xã hội Trung Quốc ngày càng trở nên rõ rệt, tầng lớp nông dân và
dân nghèo thành thị ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo mức
sống cơ bản tối thiểu của mình, và họ đang trở thành những tầng lớp yếu
thế không có nơi trông cậy trong xã hội Trung Quốc. Tâm trạng phẫn nộ
của họ đối với chế độ, chính quyền và tầng lớp quan chức ngày càng tăng
và chỉ cần một sự việc nhỏ cũng có thể dẫn đến những hành động phản
kháng nghiêm trọng như một cách thức cho họ trút bỏ sự giận dữ được dồn
nén trong nhiều năm qua. Chẳng hạn vụ hơn 10.000 người dân địa phương
nổi dậy biểu tình chống chính quyền ở khu Vạn Châu, thành phố Trùng
Khánh, mới đây chỉ xuất phát từ một va chạm nhỏ giữa hai người đi đường.
Điêu này phản ánh một thực tê là xã hội Trung Quốc hiện đang ẩn chứa
nhiều nhân tô không ổn định. Cùng với hình thức đấu tranh tự phát, người
dân đã bắt đầu quay sang vận dụng luật pháp để tranh như vụ chống đối
gần đây của người dân ở xã Thái Thạch tỉnh Quảng Đông. Nông dân tại đây
với sự hướng dẫn của các chuyên gia luật pháp đã dựa vào luật pháp để
đòi lại đất đai của mình bị chính quyền trưng thu một cách bất hợp pháp.
Những cuộc biểu tình và phản kháng của nông dân và các tầng lớp người
nghèo khác diễn ra liên tiếp trong thời gian qua cho thấy tính chất bức
thiết phải tiến hành cải cách chính trị dân chủ hiện nay ở khu vực nông
thôn và thành thị đến mức nào.
Tầng lớp giàu có bắt đầu đòi hỏi quyền lợi Cùng với cải cách mở cửa,
xã hội Trung Quốc đã hình thành một tầng lớp giàu có gồm những doanh
nhân có đâu óc kinh doanh giỏi, những người dựa vào quyền lực nhà nước
được trao vào tay họ đê trục lợi, những phân tử tham ô, biển thủ tài sản
nhà nước một cách tinh vi… Tầng lớp này sau khi có được tài sản và địa
vị nhất định trong xã hội, đã bắt đầu quay sang đấu tranh đòi quyền dân
chủ và quyền sở hữu tài sản của mình. Song song với việc lên tiếng đòi
quyền lợi, tầng lớp này còn sử dụng tiền bạc để mua chuộc các quan chức
chính quyền để được hưởng những đặc quyền, đặc ân và sự bảo vệ của chính
quyền. Việc tầng lớp này đòi hỏi quyền lợi đã tạo ra những tác động làm
tăng thêm những mâu thuẫn trong xã hội Trung Quốc, cũng như đối với
tiến trình dân chủ.