Dự đoán nền kinh tế Trung Quốc thời kỳ 2006- 2010

    Dự đoán nền kinh tế Trung Quốc thời kỳ 2006- 2010: Xã hội Trung Quốc bước vào thời kỳ nguy hiểm.
Dự đoán nền kinh tế Trung Quốc thời kỳ 2006- 2010

    Sau Đại hội 16 Đảng cộng sản Trung Quốc, thế hệ lãnh đạo thứ tư đã có những điều chỉnh chính sách theo xu hướng quan tâm đến lợi ích của dân chúng hơn, mang ị tính khoa học hơn, phát triển kinh tế và xã hội một cáchhài hòa hơn, coi vấn đề “tam nông” (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) là khẩu hiệu hàng đầu của trung ương, từng bước xóa bỏ thuế nông nghiệp, bù lỗ trực tiếp cho nông nghiệp. Chính phủ coi trọng tiếng nói của dân chúng hơn, có thái độ khoan dung hơn đối với dư luận xã hội, nghiêm khắc xử lý các quan chức tham nhũng. Đông thời Trung Quốc cũng theo đuổi những chính sách cứng rắn hơn đối với Đài Loan.
     Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. Tuy nhiên, đối với tầng lớp trung lưu thì đây không hẳn là cơ hội tốt, do giá các loại nguyên vật liệu cơ bản như điện, sắt, thép, than… đều tăng, trong khi giá thành sản phẩm bán ra không thể tăng theo. Nếu Trung Quốc tiên hành điêu chỉnh chính sách kinh tê vĩ mô và thắt chặt hơn những quy định về tài chính, thì tầng lớp này có thề bị bóp nghẹt hơn, và có khả năng quay sang oán trách chính quyền. Những lợi ích kinh tế đều rơi vào tay các tập đoàn tư bản lũng đoạn nhà nước và tư bản xuyên quốc gia. 
        Chính phủ Trung Quốc giờ đây khó có thể tiếp tục dựa vào tăng trưởng ngoại thương để kích thích phát triển kinh tế quốc gia nữa. Giai đoạn 2006-2008 là thời kỳ đáng chú ý khi người đứng đầu Đài Loan, Trần Thủy Biển, có khả năng đưa ra tuyên bố Đài Loan độc lập. Đồng thời sau năm 2006, Trung Quốc về cơ bản phải từ bỏ mọi sự bảo hộ trong nước sau khi gia nhập WTO, mở toang cánh cửa cho các tập đoàn tư bản lũng đoạn xuyên quốc gia thâm nhập thị trường trong nước, trong khi những lợi ích có được khi trở thành viên của WTO không còn nữa và những mặt tiêu cực của việc này sẽ xuất hiện.
      Có ý kiến cho rằng nếu Trung Quốc không thay đổi chế độ chính trị, thì các vấn đề gay go về kinh tế sẽ không thể được giải quyết, và nền kinh tế Trung Quốc có nguy cơ sẽ tan vỡ. Công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc hiện đi vào ngõ cụt, với những dấu hiệu xấu ngày càng nhiều.