Nội dung của sách Trắng

    Về mô hình dân chủ chính trị, Trung Quốc đang theo đuổi một con đường phát triển kinh tế và chính trị của riêng mình được gọi là “mô thức Trung Quốc” với 131 chủ trương “ba thống nhất trong một” bao gồm: sự lành đạo của đảng, quyền làm chủ của nhân dân, và sự quản lý bàng pháp luật. Đây có thể được gọi là dân chủ theo “mô thức tham dự”, và mô thức này không hê tuyệt đối hóa những hình thức dân chủ cụ thể như vấn đề phổ thống đầu phiếu trong bầu cử, chế độ nghị viện, chế độ đa đảng… Trung Quốc cho rằng đây thuần túy chỉ là một sổ vấn đề cụ thể trong số nhiều vấn đề trong khi vẫn còn tồn tại nhiều hình thức dân chủ khác. Việc áp dụng hình thức nào sẽ phụ thuộc vào việc xem xét tình hình cụ thể của mỗi nước, và trong tình hình hiện nay chủ trương “ba thống nhất trong một” là một mô hình thích họp với Trung Quốc.

Nội dung của sách Trắng

    Sách Trắng còn trình bày cụ thể “4 điều cần thiết” cho việc ĐCS Trung Quốc nắm quyền lãnh đạo họp pháp. Trước đây, đảng thường gọi sự lãnh đạo và năm quyền của mình là “sự lựa chọn của lịch sử” hay “sự lựa chọn của nhân dân”. Còn giờ đây khi đảng nắm quyền và có dân chủ thì điều này thể hiện việc đảng là đại diện cho những lợi ích của nhân dân và nhân dân có thể tham gia sinh hoạt chính trị của đất nước. So với việc phương Tây nhấn mạnh vào bầu cử trong nền dân chủ, thì Trung Quốc thiên về “dân chủ tham dự”. “Dân chủ tham dự” này được hiểu là sự tham dự của mọi người trong quá trình lập pháp và trong việc đề ra những pháp quy liên quan đến việc nám quyền của chính phủ. “Dân chủ tham dự” còn có nghĩa tăng cường vai trò giám sát của nhân dân đôi với đảng và chính phủ. Trung Quốc đã rút ra được bài học của Liên Xô và Đông Ấu trước đây là nếu từ bỏ quyền lãnh đạo của đảng cộng sản và quyền kiêm soát của nhà nước thì xã hội sẽ bị chia rẽ và rối loạn. Nhung đồng thời việc không thực hiện dân chủ cũng sẽ dẫn đến nhiêu vân đê, và do vậy Trung Quốc chủ trương theo đuổi “mô thức tham dự” để ổn định xã hội.
    Với việc công bố Sách Trắng, Trung Quốc muốn đề cập đến nhận thức giữa Trung Quốc và phương Tây xung quanh vấn đề “tiêu chuẩn dân chủ”, và muốn gửi đi một thống điệp rõ ràng là Trung Quốc có tiêu chuẩn dân chủ riêng của mình, và chính phủ Trung Quốc mong muốn cộng đồng quốc tế nhận thức rõ điều này. Theo quan điếm của Trung Quốc, nền dân chủ phương Tây có những mặt tích cực như nó có tác dụng ràng buộc quyền lực của chính phủ, có tác dụng bảo vệ quyền công dân và bảo vệ quyền tự do của con người. Mục tiêu tương lai của Trung Quốc cũng đi theo hướng này, nhưng hiện tại nước này chưa bước vào “thời đại quyền lợi” mà vẫn ở trong “thời kỳ tập trung phát triển tổng thể”. Khi Trung Quốc có được nền kinh tế thị trường thực sự, tất yếu sẽ nẩy sinh vấn đề quyền lợi. Trước đây, xã hội Trung Quốc ở trong tình trạng quan-dân nhất thế hóa, không tồn tại cái gọi là ‘xã hội’. Cái gọi là ‘đơn vị hay cơ quan’ chính là người lãnh đạo, lợi ích là lợi ích chung, văn hóa và ngôn ngữ là của chung. Giờ đây, Trung Quốc đã xuất hiện ‘xã hội’, và các vấn đề liên quan đến xã hội và quyền lợi cũng xuất hiện theo. Phương thức dân chủ của phương Tây là phân tán hóa, còn phương thức dân chủ của Trung Quốc là muốn kết thành một khối thống nhất, và theo đuổi việc phát huy khả năng và trí tuệ tập thể. Do vậy, giữa phương Tây và Trung Quốc có sự khác nhau hoàn toàn, và nền dân chủ phương Tây không phù hợp với tình hình cụ thể của Trung Quốc.