Bất ổn về an ninh biên giới của CHND Trung Hoa

       Trong giai đoạn từ 1989 đến 1991, việc Liên Xô tan rã thành 15 quốc gia và việc nước này mất quyền kiểm soát đối với các nước chư hầu, như Mông cổ chẳng hạn, đã góp phần làm suy yếu an ninh biên giới của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đem lại cho những cộng đồng sắc tộc thiểu số đang trong tâm trạng bất mãn thêm những cơ hội để họ thúc đẩy những chương trình nghị sự riêng của mình. Các nhà chức trách Trung Quốc đã tỏ ra lo ngại về tác động mang tính biểu tượng từ các nhà nước mới được thành lập trên cơ sở sắc tộc này đối với các cộng đồng sắc tộc thiểu số của nước CHND Trung Hoa, đặc biệt là những cộng đồng thiểu số được phân chia bởi các đường biên giới giờ đây đã trở nên có nhiều khe hở và dễ thâm nhập hơn.

Bất ổn về an ninh biên giới của CHND Trung Hoa

      Cả ba khu vực bất trị kinh niên này đã bị tác động theo cách này hay cách khác. Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (XƯAR) hiện có chung đường biên giới với Tátgikixtan, Cưrơgưxtan và Cadắcxtan, cũng như với Ápganixtan, Pakixtan, Mông cổ và Nga. Khu tự trị Nội Mông (IMAR) hiện tiếp giáp không chỉ với nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cô là chư hâu của Liên Xô, mà còn với nước Cộng hòa độc lập Mông cổ (?). Mặc dù Khu tự trị Tây Tạng (TAR) không có nước láng giềng mới nào trên đường biên giới của nó nhưng khu vực này đã giành được một lợi thế bắt nguồn từ các quyền tự do mới mà Mông Cổ có được: sự hồi sinh của Phật giáo Tây Tạng ở Mông Cổ. Tôn giáo này đã bị đàn áp dưới sự cai trị của cộng sản. Rất nhiều người Mông cổ đã quay trở lại với đức tin của tô tiên họ và ngoài ra còn có sự bùng phát môi quan tâm đối với việc học tiếng Tây Tạng. Điều gây khó chịu nhiêu nhất đối với Chính quyền Bắc Kinh là việc các nhà chức trách Mông cổ đã mời Dalai Lama, người đứng đầu Phật giáo Tây Tạng, đến thăm nước này. Vị Lama này đã sống lưu vong ở Ân Độ kể từ khi các tín đồ của ông nổi dậy chống lại sự cai trị của Trung Quốc vào tháng 3/1959. Mặc dù lời mời đã được chuyển cho vị Lama này với tư cách là người đứng đầu Phật giáo Tây Tạng, vai trò của Dalai Lama bao gồm những chức năng mang tính thế tục lẫn tinh thần, và sự lo ngại của Bắc Kinh không phải là không có cơ sở.