Dư luận rộng rãi trong và ngoài Trung Quốc cho răng thê hệ lãnh đạo thứ tư ở nước này có thể vẫn chỉ là “thế hệ lãnh đạo quá độ”, do họ còn phải giải quyết những vấn đề về kinh tế và xã hội mà các thế hệ lãnh đạo trước để lại.
Đại hội 16 đưa ra mục tiêu cho 20 năm đầu của thế kỷ 21 là xây dựng một “xã hội khá giả toàn diện” – một mục tiêu thuần túy mang tính kinh tế và xã hội. Hội nghị toàn thể Trung ương 5 khóa 16 được tổ chức vào tháng Mười 2005 đã thống qua “Quy hoạch 5 năm lần thứ 11” nhằm cụ thế hóa Nghị quyết của Đại hội 16 cũng chỉ tập trung vào các mục tiêu kinh tế và xã hội. Điều này cho thấy thế hệ lãnh đạo thứ tư chưa hề xét đến vấn đề cải cách thể chế chính trị, và các nghị quyết của đảng rõ ràng chi nhấn mạnh đến việc táng cường năng lực nắm quyền của đảng, tức chỉ chú trọng vào công tác xây dựng đảng.
Có vẻ
như thế hệ lãnh đạo thứ tư cho đến nay vẫn sử dụng công cụ phát triển
kinh tế và xã hội để khẳng định địa vị lãnh đạo hợp pháp của mình đối
với đất nước hi vọng thống qua phát triển kinh tế và xã hội để hóa giải
những mâu thuẫn đang ngày càng trở nên gay gắt mà không hề có ý định
thực sự tiến hành cải cách thể chế chính trị. Tuy nhiên, cho dù ban lãnh
đạo Trung Quốc tiếp tục từ chối tiến hành cải cách chính trị, làn sóng
dân chủ ở nước này vẫn phát triển một cách khách quan ngoài ý muốn chủ
quan của con người. Những tiếng nói cất lên đòi thực hiện chính trị dân
chủ trong đảng và xã hội đang ngày càng tăng, và những điều kiện cho
việc thực hiện cải cách dân chủ cũng tỏ ra ngày càng chín muồi. Đây là
thách thức lớn đối với thế hệ lãnh đạo thứ tư của Trung Quốc.
Những tiếng nói đòi dân chủ ngày càng tăng:
Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Au vào cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90
thế kỷ trước đã thực sự trở thành sức ép khủng khiếp đối với Trung Quốc
trong thời kỳ đó. Điều này đã buộc Trung Quốc, sau một thời gian ngừng
tiến hành cải cách, phải tiếp tục mở cửa và áp dụng kinh tế thị trường
cho phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Vào thời điểm đó, khát
vọng làm giàu và phát triển cá nhân của dân chúng sau nhiều năm bị dồn
nén đã được giải phóng, và kết quả là nền kinh tế Trung Quốc mặc dù với
xuất phát điểm rất thấp, vẫn đạt được những tốc độ tăng trưởng cao liên
tục cho đến nay (tất nhiên phải tính đến một nhân tố quan trọng là nền
kinh tế Trung Quốc đã được tiếp sức mạnh mẽ về nguồn vốn và khoa học kỳ
thuật từ bên ngoài). Sự phát triển nhanh chóng này trên thực tế đã góp
phân hóa giải nhiều mâu thuẫn xã hội, giúp khẳng định quyền lãnh đạo hợp
pháp của Đảng đối với xà hội, làm dịu khủng hoảng và nguy cơ.
Đọc thêm tại: http://timhieutrunghoa.blogspot.com/2015/06/cach-xu-ly-moi-quan-he-giua-ang-va.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
tham nhũng trung quốc