Kiểm duyệt bảo chí và tự do ngôn luận

Kiểm duyệt bảo chí và tự do ngôn luận

    Làn sóng chống Nhật ở Trung Quốc cho thấy báo chí và các cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc đã bị chính phủ kiểm duyệt và kiểm soát một cách nghiêm ngặt. Làn sóng biểu tình diễn ra sôi sục và rầm rộ ở hơn 40 thành phố trong cả nước, tuy nhiên không một tờ báo hoặc đài truyền hình nào đưa tin. Tâm trạng sôi sục của quần chúng trái ngược hẳn với sự im lặng của báo chí. Trung Quốc chỉ cho phép có “một tiếng nói chung” đối với các sự kiện quan trọng theo sự chỉ đạo của đảng và nhà nước, và đây chính là sự ức chế lớn nhất đối với dân chúng hiện nay.

Kiểm duyệt bảo chí và tự do ngôn luận 1


    Ngày 31/3/2005 tờ “Nam Phương Đồ Thị” ở Quảng Châu đã cho lên khuôn bài viết về vụ thất thoát 150 tỉ nhân dân tệ tại thị trường chứng khoán, tuy nhiên bài viết này đã bị chính quyền ách lại, không cho phép đăng vì sợ gây rối loạn thị trường chứng khoán Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng nhà cầm quyền Trung Quốc nhận thức không đúng đắn về báo chí, và thậm chí một số nhà lãnh đạo nước này coi báo chí là thủ phạm chính gây phiền phức, và mọi sự kiện làm mất ổn định xã hội đều do báo chí khuấy động lên. Do vậy, họ cho rằng muốn ổn định xã hội trước hết phải kiểm duyệt nghiêm ngặt báo chí. Đây là một nhận thức hết sức sai lầm. Báo chí là công cụ và phương tiện tốt nhất để thể hiện ý dân, và việc để báo chí hoạt động tự do là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ lành mạnh của xã hội. Do sự kiểm duyệt nghiêm ngặt này, các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Trung Quốc không tìm được diễn đàn hay các kênh hợp nào đê bày tỏ chính kiến và nguyện vọng của mình cũng như để bảo vệ những lợi ích của mình. Vì vậy làn sóng bài Nhật trong năm ngoái là cơ hội tốt nhất để họ bày tỏ chính kiến của mình, và sự can thiệp và kiểm duyệt đối với báo chí sẽ có tác dụng tiêu cực đến sự ổn định xã hội.

Tầng lớp yếu thế trong xã hội bị ức chế

Kiểm duyệt bảo chí và tự do ngôn luận 2

    Cải cách mở cửa đã làm cho một số bộ phận người giàu lên trước, nhưng đây chỉ là bộ phận nhỏ, trong khi đại đa số dân chúng, đặc biệt là nông dân và công nhân tiếp tục cuộc sống khó khăn, nghèo khổ. Thậm chí, nhiều địa phương, chính quyền chỉ bảo vệ quyền lợi của tầng lớp quan chức và những người giàu có, trong khi những người yếu thế tiếp tục bị áp chế. Tại nhiều địa phương, chính quyền tùy tiện trưng dụng đất đai của nông dân, phá nhà cửa của họ mà không bôi thường hoặc bồi thường không đáng kể. Nông dân và những người yếu thế ở nhiều thành phố bị đẩy vào tình trạng oan ức mà không biết phải đi tố cáo và kiện tụng ở đâu. Chín trăm triệu nông dân Trung Quốc hàng ngày được chứng kiến trên vô dư tuyến truyền hình những cảnh phồn hoa và hình ảnh những thành phố mở cửa, nhưng quê hương họ vẫn nghèo nàn lạc hậu, bản thân họ vẫn là “giai cấp vô sản”, và mặc dù họ vẫn là chủ nhân của xã hội và là chỗ dựa của đảng, nhưng tiền lương mà họ kiếm được hàng ngày vẫn chỉ là vài đồng bọ. Sự chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch về đời sống giữa thành thị và nông thôn, đã tạo ra tâm lý phản kháng chống đối xã hội và chính quyền.