Trung Quốc thực hiện các hoạt động trấn áp


     Cũng vào giữa những năm 1990, Bắc Kinh đã tiến hành một loạt hoạt động trấn áp của cảnh sát có tên goi là chiến dịch yanda (Đánh Mạnh). Trong khi về mặt chính thức là nhằm vào các hoạt động tội phạm nói chung, thì những mục tiêu của các chiến dịch được thực hiện là các khu vực thiểu số là nhằm vào “những hoạt động tôn giáo bất hợp pháp và hoạt động chia rẽ”. 

Trung Quốc thực hiện các hoạt động trấn áp

     Sự phân biệt giữa các hoạt động tôn giáo hợp pháp và bất hợp pháp là căn cứ vào những hoạt động do chính phủ kiểm soát (được coi là hợp pháp) và những hoạt động liên quan đến việc hành đạo của cá nhân hay nhóm cộng đồng không được chính thức công nhận (bất hợp pháp). Điều này đến lượt nó đã gây ra một làn sóng phản kháng và tiếp theo là hành động trả đũa của cảnh sát. Theo Tổ chức Ẩn xá Quốc tế, trung bình cứ bốn ngày khu vực Tân Cương lại tử hình một người Duy Ngô Nhĩ kể từ khi chiến dịch bắt đầu. Các phương tiện truyền thống chính thức tiếptục coi tất cả hành vi chia rẽ tương đương với chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa khủng bố, một sự đánh đồng được thực hiện một cách dễ dàng hơn trên trường quốc tế sau các vụ khủng bố ngày 11/9/2001.
     Trong khi tự ca ngợi vai trò của mình là người bảo vệ và phát triển các nền văn hóa sắc tộc thiểu số, Đảng và chính phủ đã không để lại nghi ngờ rằng chính họ, chứ không phải là những nghệ sỹ và những nhà trí thức của các sắc tộc thiểu số, sẽ là người quyết định hình thức và nội dung của các nền văn hóa này. Những hoạt động văn hóa và tôn giáo đã được giám sát một cách chặt chẽ, bởi chúng có thể là một lớp vỏ bọc cho những hoạt động chính trị chống chính phủ. Chính phủ khăng định ràng đà phát hiện ra những nơi cât giâu súng đạn trong các tu viện, rằng một số trường học Hôi giáo đã truyền bá cho sinh viên những tư tưởng theo trào lưu chính thống, và rằng lễ hội maixilaifu của người Duy Ngô Nhĩ và các hội văn hóa Mông Cô chính là vỏ bọc chơ những phần tử lật đổ dựa vào đó đê phối hợp nhừng hành động của họ với nhau. Chính phủ cùng đâ tạo điêu kiện thuận lợi cho việc di cư thêm người Trung Quốc gốc Hán tới các khu vực thiểu số nhằm giảm bớt tỉ lệ chênh lệch giừa người thuộc Ị các sắc tộc thiêu sô và người Hán trong cộng đông dân cư I ở đây – một biện pháp mà nhừng người chỉ trích gọi là I hành động “làm tràn ngập về mặt sắc tộc”.
     Sự lo ngại của Chính phủ Trung Quốc rằng các tổ chức văn hóa và tôn giáo tạo cho nhừng người chỉ trích họ diễn đàn thuận tiện để truyền bá những tư tưởng lật đổ là điều có thể hiểu được. Điều này cũng đã dẫn tới sự đàn áp nhằm vào các cá nhân và các nhóm dường như chỉ thực sự quan tâm đến việc làm cho các cộng đồng của họ trở nên tốt đẹp hơn. Chẳng hạn, vào những năm 1990, tình trạng lạm dụng rượu và hêrôin đã trở thành những vấn đề nghiêm trọng ở Tân Cương. Việc sử dụng chung kim tiêm cũng đã dẫn tới chỗ làm đại dịch HIV/AIDS lan rộng. Người dân địa phương đã quy nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng những chất kích thích này là do thái độ xa lánh của lớp trẻ, những người cảm thấy bị gạt ra ngoài lề bởi sự chi phối của người Hán, cả về mặt tâm lý lẫn kinh tế. Hệ thống y tế, vốn đã hết sức nghèo nàn ở hầu hết các khu vực người Hán, còn tồi tệ hơn ở các khu vực thiểu số, đặc biệt là những khu vực nông thôn nơi hầu hết những dân tộc thiểu số sinh sống. Hệ thống này không thể đối phó được với nạn dịch.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: kinh tế trung quốc