Những công dân có tinh thần trách nhiệm, những người tìm cách lập
ra các nhóm tình nguyện để giúp đỡ người bệnh, nhận thấy họ bị điều tra về hành
động lật đổ. Nhân vật Rebiya Kadeer được nhắc đến ở trên đã bị bắt và bị kết án
8 năm tù giam, bị kết tội là đã tiết lộ những bí mật nhà nước cho chồng của bà
trong khi ông này đang ở thăm Mỹ. Những người ủng hộ Kadeer xác nhận rằng bà
không làm gì ngoài việc chỉ gửi một vài tờ báo địa phương cho chồng mình khi
ông ở nước ngoàỉ. Họ tin rằng lý do thực sự nhằm vào bà là việc bà tham gia tổ
chức một phong trào cơ sở, có tên gọi là Thousand Mothers Association (Hội
Nghìn Bà Mẹ), cố tình dập theo mô hình của tổ chức Mothers Against Drunk
Driving của Mỹ, là phong trào không được chính phủ thừa nhận và hoạt động độc
lập với chính phủ. Việc các nhà chức trách trung ương cho phép bắt giữ và tống
giam người phụ nữ được coi là biểu tượng làm ăn thành đạt của một thành viên
dân tộc thiểu số cho thấy mức độ lo ngại của chính phủ đối với nguy cơ mất
quyền kiểm soát.
Tại Tây Tạng, Gyaye Phuntsog, một nhân vật địa phương được nhiều
người biết đến, đã bị kết án 6 năm tù giam vì tội “gây phương hại đến sự ổn
định của quốc gia”. Ông này điều hành một trại mồ côi được tài trợ bởi Tổ chức
giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) và thông qua các quỹ
cá nhân. Trại mồ côi này, giống như các tổ chức tự nguyện của người Duy Ngô
Nhĩ, đã không phụ thuộc vào chính nhủ và hoạt động ngoài sự giám sát chính
thức. Trại này đã bị đóng cửa. Ở Nội Mông, các hội văn hóa đã thu hút sự chú ý
của các nhà chức trách cũng vì lý do tương tự, dẫn đến việc bắt giữ những người
sáng lập các hội này, trong đó có các giáo sư về lịch sử và những người bán
sách.
Ngay sau các cuộc tấn công khủng bố vào Trung tâm Thương mại Thế
giới ở Niu Yóoc và Lầu Năm Góc ngày 11/9/2001, Chính phủ Trung Quốc đã công
khai nói rằng những kẻ khủng bố người Duy Ngô Nhĩ đã đươc huấn luyện tại các
trại của Osama Bin Laden ở Ápganixtan. Trong khi tin đồn này từ lâu đã được lan
truyền trong nội bộ Tân Cương, thời điểm mà Chính phủ CHND Trung Hoa lựa chọn
để tiết lộ thông tin này và kênh mà họ chọn để tung tin này ra – một học giả
bình thường được một tờ báo Hồng Công do cộng sản sở hữu phỏng vấn – đã khiến
những người có thái độ hoài nghi đi đến kết luận ràng Bắc Kinh có ý định sử
dụng mối đe dọa về chủ nghĩa khủng bố để hạn chế hơn nữa các quyền của các dân
tộc thiểu số. Việc làm rùm beng về mối đe dọa này tập trung vào “ba thảm họa”
đang đe dọa Tân Cương: chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực
đoan. Trên thực tế, khái niệm ba thảm họa này dường như được hiểu là có thể
dùng thay cho nhau, và thay cho cả khái niệm những phần tử ly khai, một thuật
ngữ dường như còn được dùng để chỉ tất cả những phần tử bất đồng khác là những
kể khủng bố và những phần tử cực đoan. Người ta cho rằng khoảng 1.000 phần tử
khủng bố được Ai Qaeda huấn luyện hiện đang có mặt ở Tân Cương.
Đọc thêm tại: http://timhieutrunghoa.blogspot.com/2015/06/trung-quoc-thuc-hien-cac-hoat-ong-tran.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
đảng cộng sản trung quốc