Kinh tế và mức sống của người dân thuộc khu tự trị

     Đặc biệt trong giai đoạn đầu sau khi các nước Trung Á giành được độc lập, đã có sự mất mát đáng kể quyền kiểm soát trong nội bộ nhiều nước trong số các nước này. Hệ thống truyền tải điện, đường xe lửa và hậu cần đã được kết nối trực tiếp với Mátxcơva hoặc chạy qua thành phố này. Do không còn sự kiểm soát của trung ương từ các nhà chức trách Xôviết, việc cung cấp hàng hóa cơ bản đã bị gián đoạn, những tranh chấp mang tính sắc tộc và phe phái vốn âm ỉ từ lâu nay đã xuất hiện trở lại dưới những hình thức quyết liệt hơn, và các lực lượng theo trào lưu chính thống hồi giáo nhận thấy dễ dàng hoạt động hơn. Những tranh chấp này có thể đã tràn qua  các đường biên giới, đáng chú ý nhất là tràn vào Tân Cương.

Kinh tế và mức sống của người dân thuộc khu tự trị

     Trong cùng thời kỳ này, những cải cách kinh tế do Đặng Tiểu Bình khởi xướng đã đem lại sự thịnh vượng chưa từng có cho các khu vực duyên hải của Trung Quốc. Tuy nhiên, mức sống ở các khu vực phía Tây, nơi đại đa số những sắc tộc thiểu số của nước CHND Trung Hoa sinh sống, vẫn dậm chân tại chỗ và đôi khi, sau khi được điều chỉnh do lạm phát, còn thực sự giảm sút. Thậm chí ở những nơi có sự phát triển, người dân địa phương vẫn cảm thấy rằng những lợi ích thu được là để dành cho những kẻ thực dân Trung Quốc gốc Hán chứ không phải dành cho những người dân bản xứ. Mặc dù nhận được những khoản trợ cấp lớn từ chính quyền trung ương, Khu tự trị Tây Tạng hiện có mức thu nhập bình quân đâu người thấp nhất so với bất kỳ đơn vị cấp tỉnh nào ở Trung Quốc; mức thu nhập thấp nhất là ở các khu vực nông thôn nơi hầu hết người Tây Tạng sinh sống, và cao nhất là ở các khu vực thành thị nơi phần lớn người Hán sinh sống. Đối với những người dân sống ở thành thị, người Hán kiêm được nhiều tiền hơn so với người Tây Tạng. Khu vực miên Nam Tân Cương, nơi có tỷ lệ cư dân không phải là người Hán cao nhất ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ, có mức thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng khoảng một nửa so với mức trung bình của toàn khu vực. Ngoài ra, người Mông Cô bình thường ở Nội Mông có mức thu nhập thấp hơn so với những người hàng xóm gốc Hán của họ. Năm 1989, theo những số liệu riêng của chính quyền trung ương, sản lượng công nghiệp và nông nghiệp trung bình ở các khu vực sắc tộc thiểu số giảm 47,9% so với mức trung bình của quốc gia.