“Quy hoạch 5 năm lần thứ 11” được thông qua tại Hội nghị Trung ương 5 Khóa16 ĐCS Trung Quốc nhấn mạnh đến “quan niệm phát triển khoa học”, thực chất là tìm cách khái quát và tổng kết về mặt lý luận và thực tiễn đối với quan niệm phát triển mới do ekíp Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo đưa ra. Dựa trên những lý luận về phát triển kinh tế đã được sửa đổi, ban lãnh đạo mới của Trung Quốc đã đề ra tư tưởng chỉ đạo chi phối toàn bộ quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc.
“Quy hoạch 5 năm lần thứ 11” xác định rõ: “Quan niệm phát triển khoa học là sự thể hiện tập trung thế giới quan và phương pháp luận chỉ đạo việc phát triển”. Điều này đánh dấu việc ĐCS Trung Quốc đã có một nhân thức mới về nhiệm vụ chủ yếu và tư tưởng chỉ đạo đối với giai đoạn phát triển thời đại thứ ba. Nó cũng cho thấy thời kỳ cải cách mở cửa của thời đại Đặng Tiểu Bình đã qua, và Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với thời kỳ chuyển giao sang thời đại mới và chuyển đổi của xã hội.
Những
vấn đề mà Trung Quốc đối mặt hiện nay không phải là vấn đề lạc hậu về
kinh tế hay thiếu thốn vật chất như cách đây 20 năm, mà là vấn đề làm
thế nào để nâng cao mức tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm dịch
vụ cần thiết cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển hài hòa của toàn xã hội.
Những vấn đề mà Trung Quốc đang phải đối mặt bao gồm:
- Thay đổi về lý luận và quan niệm có thực sự vượt qua được ảnh hưởng truyền thống của thời đại Đặng Tiểu Bình?
Thời đại Đặng Tiểu Bình dựa vào đặc điểm của thời đại để giải thích
và phát triển chủ nghĩa Mác. Trong khi đó, quan niệm phát triển khoa học
– lý luận mới của thời đại thứ ba một mặt phải đi tìm nguồn gốc lịch sử
của chính nó tương tự như Chủ nghĩa Mác, một mặt phải vượt lên trên
cách giải thích đặc thù về Chủ nghĩa Mác được đưa ra trong thời đại Đặng
Tiểu Bình, đồng thời xác định bản chất và giá trị mới theo yêu cầu của
thời đại. vấn đề kế thừa và đào thải về mặt lý luận hiện là một công
viêc không dễ dàng chút nào.
Đa nguyên hóa những mâu thuẫn về lợi ỉch liệu có thể dẫn đến sự hội tụ xã hội mới?
Việc xã hội phát triển mất cân bằng và sự phân hóa giai cấp trong xã
hội trong hơn 20 năm qua đã tạo ra một tình trạng đối kháng giữa các tập
đoàn lợi ích dưới tác động của cơ cấu lợi ích đa nguyên. Xu thế cứng
nhắc hóa giai tầng trong xã hội càng làm cho mâu thuẫn giữa các tập đoàn
lợi ích trở nên khó điều hòa, chứa đựng nhiều nguy cơ xung đột tiềm
tàng và ngày càng xấu đi. Với việc xuất hiện những lý luận mới này,
Trung Quốc hi vọng sẽ lập lại được trật tự xã hội, quy tụ được lòng dân,
hóa giải những mâu thuẫn về lợi ích.