Sự phân cực giàu nghèo đạt mức cao tại Trung Quốc

     Mức thu nhập cao tại các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài cũng đã mở rộng hơn nữa tình trạng mất cân bằng này. Sự chênh lệch về thu nhập trong nội bộ xí nghiệp liên doanh bản thân nó đã làm tăng thêm tình trạng mất cân đối chung trong phạm vi cả nước. Ngoài ra, điều này còn tác động đến các xí nghiệp quốc doanh, góp phần làm cơ cấu phân chia thu nhập tương đối bình đẳng tại các xí nghiệp quốc doanh chuyển sang hướng mất cân bằng. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã đẩy hàng loạt công nhân viên chức của các xí nghiệp quốc doanh và tập thể vào tình trạng thất nghiệp, làm giảm uy tín và địa vị về kinh tế và xã hội của các xí nghiệp nhà nước.

Sự phân cực giàu nghèo đạt mức cao tại Trung Quốc

    Quá trình toàn cầu hóa về kinh tế đã làm tăng thêm sự phân cực giàu nghèo. Việc xã hội bị phân hóa thành hai cực giàu nghèo là sản phẩm đi kèm với sự phát triển của mối quan hệ bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Tóm lại, tác động của toàn cầu hóa đối với xã hội Trung Quốc là đã làm tăng thêm tình trạng mất cân bằng về phát triển giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn, cũng như làm tăng thêm sự chênh lệch về phân chia lợi ích giữa các thành phần lợi ích khác nhau.
    Trong lĩnh vực tư tưởng, quá trình cải cách và mở cửa cũng kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực của nền văn hóa phương Tây, sự xuất hiện của chủ nghĩa sùng bái vật chất, tình trạng suy giảm đạo đức, khủng hoảng lòng tin… Những hiện tượng này có những tác động bất lợi đối với xã hội, tạo ra những nhân tố không hài hòa đối với việc phát triển kinh tế của đất nước, thậm chí đe dọa sự ổn định xã hội.
    Cùng với việc mở cửa, các luồng văn hóa tư tưởng bên ngoài cũng tràn vào Trung Quốc. Trong số này có những luồng văn hóa tư tưởng khoa học và dân chủ tiên bộ mà Trung Quốc có thể học hỏi để áp dụng cho quá trình phát triển, nhưng đồng thời cũng có những luồng “văn hóa rác rưởi” chứa đựng những tư tưởng hủ bại của chủ nghĩa tư bản. Những thứ “rác rưởi” này hoàn toàn không phù hợp với xã hội Trung Quốc, không có lợi cho sư phát triển kinh tế lành mạnh của đất nước này.
    Xét từ góc độ quản lý nhà nước, do nền pháp trị dân chủ chưa hoàn thiện, tình trạng tiếp tục tồn tại những hiện tượng và hành vi tuân thủ luật pháp không nghiêm đang gây ra những ảnh hưởng rất xấu trong dân chúng, làm xói mòn hệ giá trị truyền thống, dẫn tới khủng hoảng về lòng tin và sự xuống cấp về đạo đức.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: chính trị trung quốc