Những sự kiện đáng chú ý trong thời gian qua

    Tại Hội nghị toàn thể Trung ương 5 Khóa 16, trong nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục tồn tại nhiều bất đồng không những trong vấn đề nhân sự mà cả trong việc lựa chọn con đường tiến hành cải cách trong thòi gian tới. Tạp chí ‘Động Hướng’ số ra cuối tháng 10/2005 có bài viết về hai trường phái khác nhau trong đảng xung quanh việc lựa chọn con đường cải cách ở Trung Quốc hiện nay.
     Tạp chí cho biết, trong thời gian qua tại Trung Quốc đã diễn ra 2 sự kiện đáng lưu ý.

Những sự kiện đáng chú ý trong thời gian qua

    Thứ nhất là việc Bộ trưởng Y tế Cao Cường công khai tuyên bố thất bại trong nỗ lực cải cách y tế của Trung Quốc. Tiếp đó, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng công khai tuyên bố thất bại trong cuộc cải cách của ngành giáo dục. Ngành y tê và giáo dục được coi là hai ngành tiếu biểu, nhưng đều tuyên bố thất bại trong cải cách, và đây có thể được coi là bản tổng kết đánh giá kết quả của công cuộc cải cách trong thời gian qua ở Trung Quốc.
    Thử hai là cuộc tranh luận diễn ra xung quanh vấn đề cải cách kinh tế và cải cách xí nghiệp giữa hai nhà kinh tế học là Lang Hàm Bình, đại diện cho phái không chính thống, và cố sồ Quân, đại diện cho phái chính thống. (Cố sồ Quân mới đây đã bị bắt vì liên quan đến 1 ‘một số vụ án kinh tế).     
    Hai sự kiện nói trên trên thực tế cho thấy có hai I trường phái cải cách khác nhau hiện nay ở Trung Quốc.
    Phái chính thống: Phái này bao gôm chủ yếu các I nhà kinh tế hiện là các nhà lãnh đạo và quan chức chính phủ. Quan điểm của phái này là phải nhanh chóng tiến hành cải cách biến kinh tế Trung Quốc thành nền kinh tế thị trường, và quan điểm này chiếm vị trí chủ đạo trong thời gian qua.
    Về mặt học thuật, phái chính thống cho rằng họ là những người theo chủ nghĩa hiện thực, và cải cách nên được thực hiện dựa vào tình hình thực tế của Trung Quốc. Theo quan điểm của họ, trong khi Trung Quốc chưa thể thực hiện cải cách một cách nhanh chóng, triệt để, toàn diện và cồng bằng, thì vì lợi ích của cái cách, nước này cần phải chấp nhận những điều vô lý, tình trạng không công bằng và những hiện tượng tiêu cực trong quá trình tiến hành cải cách. Trường phái này cho rằng Trung Quốc không thể từ bỏ cải cách, cho dù cải cách có thể bị bóp méo, xã hội có thể có nhiều bất công, và thậm chí một số biện pháp không chính đáng có thể phải áp dụng.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: dang cong san trung quoc