Những nguy cơ mà Trung Quốc sẽ phải đối đầu

    Việc nắm quyền chi phối động lực phát triển kinh tế liệu có được chuyển từ tay chính phủ sang cho thị trường không?
    Tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế Trung Quốc trong thời gian qua, ở một mức độ lớn, là dựa vào đầu tư tài sản cố định với mức trên 50% diễn ra liên tục trong nhiều năm.       Phát triển kinh tế dựa vào đầu tư mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhưng hiệu quả lại rất thấp, do điều này dẫn đến trùng lặp vì không có kế hoạch hợp lý và khoa học, làm lãng phí tài nguyên, hủy hoại môi trường sinh thái. Quan niệm mới về phát triển khoa học đòi hỏi phải thay đổi mô hình phát triển, phải chuyển việc nắm quyền chi phối động lực phát triển từ tay chính phủ sang cho thị trường, để thị trường nắm vai trò chủ đạo phát triển kinh tế, xây dựng cơ chế vận hành có hiệu quả bằng chính nội lực của thị trường. Đây là một trở ngại đáng kể đối với những cán bộ lãnh đạo đã quen với mô hình vận hành cải cách trong hơn 20 năm qua ở nước này.

Những nguy cơ mà Trung Quốc sẽ phải đối đầu

      Liệu có thể xây dựng được một “cơ chế tự sửa chữa” để đảm bảo cho xã hội phát triển ổn định không?
    Quan niệm phát triển khoa học của Trung Quốc trong thời đại thứ ba này nhấn mạnh “phát triển cần phải khoa học”, tức là phải tôn trọng các quy luật tự nhiên, thừa nhận tính chất giới hạn của nhận thức, chuyển từ nhân trị sang pháp trị, xây dựng cơ chế tự sửa chữa linh hoạt và có hiệu quả lâu dài. Việc có thực hiện được những mục tiêu này hay không sẽ chứng tỏ năng lực cầm quyền của ĐCS Trung Quốc.
    Có tin Bắc Kinh đang đầu tư nhiều công sức vào việc nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác, tìm cách dựa vào tư duy của thời đại mới để giải thích lại chủ nghĩa Mác, tìm kiếm những cơ sở lý luận cho hệ tư tưởng đã được nêu ra tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa 16).
****
    Những nguy cơ mà Trung Quốc đang và sẽ phải đối đầu trong quá trình phát triển đất nước đã được ông Đặng Tiểu Bình — cha đẻ của chính sách cải tổ và là kiến trúc sư của công cuộc hiện đại hóa đất nước – nêu ra từ rất sớm, ngay từ khi Trung Quốc còn đang ở giai đoạn đầu thực hiện chính sách mở cửa. Mặc dù Trung Quốc đang trên con đường trở thành một siêu cường thế giới nhờ đạt được tốc độ phát triển kinh tế – quân sự vũ bão, đằng sau tất cả những vầng hào quang này là những bất cập gay gắt về mặt xã hội và kinh tế, có nguy cơ đẩy đất nước vào một cuộc khủng hoảng với những hậu quả không thể lường hết.






Từ khóa tìm kiếm nhiều: tham nhũng ở trung quốc