Theo kinh nghiệm của nhiều nước, khi GDP bình quân đầu người đạt từ 1.000 đến 3.000 USD, thì đây cũng là thời kỳ mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt nhất, các vấn đề xã hội nảy sinh nhiều nhất, xã hội không ổn định nhất. Có ý kiến cho rằng vào thời kỳ then chốt này, mô hình cơ câu sản xuất sẽ thay đổi nhanh chóng, cơ cấu lợi ích xã hội cũng thay đổi mạnh mẽ, thể chế chính trị sẽ gặp phải nhiều thách thức mới, xuất hiện đồng thời nhiều cơ hội cũng như nguy cơ.
Báo cáo trên cho thấy:
Thứ nhất, sao khi GDP bình quân đầu người đạt mức 1.000 USD, ti trọng người làm nông nghiệp ở Trung Quốc vẫn ở mức cao, điều này tạo ra nhiều khó khăn cho việc Trung Quốc chuyển đổi mô hình cơ cấu xã hội hiện đại. Mục tiêu tới đây của Trung Quốc là tập trung giải quyết vấn đề đô thị hóa và giảm tỉ trọng người làm nông nghiệp, cố gắng trong vòng 15 năm tới chuyển dịch ngành nghề cho khoảng trên 100 triệu lao động dư thừa ở nông thôn.
Thứ hai, sau khi đạt được mức GDP bình quân đầu người khoảng 1.700 USD (nguồn IMF, 2005), chênh lệch về thu nhập không tiến triển theo hướng thu hẹp lại, mà lại tiếp tục rộng ra, tạo thêm nhiều mâu thuẫn trong xã hội.
Thứ ba, xu thế dư thừa lao động vẫn không mất đi, công ăn việc làm tiếp tục là một vấn đề nan giải, và giải quyết tình trạng này được coi là một khâu hết sức quan trọng cho việc duy trì động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh.
Thứ tư, khác với quy luật diễn ra ở một số nước theo đó dân chúng thường giàu lên trước khi diễn ra tình trạng lão hóa, ở Trung Quốc do tuổi thọ của dân chúng là khá cao và do chính phủ áp đặt những biện pháp không chế việc tăng dân số khá chặt chẽ nên có hiện tượng dân chúng chưa giàu nhưng đã sớm lão hóa. Điều này có xu hướng dẫn tới những xáo trộn theo chu kỳ trong quá trình phát triển kinh tế cũng như gánh nặng của công tác bảo hiểm xã hội.