Khu tự trị Tân Cương nơi Tăng Khánh Hồng xuống kiểm tra gặp phải vấn đề “cách mạng màu sắc” do các phần tử chống đối Tân Cương gây ra. Quảng Đông, Thâm Quyến, Hồng Công là nơi mà On Gia Bảo và Tăng Khánh Hồng xuống kiểm tra gặp phải vân đê định nghĩa lại đặc khu và chính sách đặc khu, trong đó tỉnh Quảng Đông còn gặp phải những vẩn đê liên quan đến an toàn lao động, biểu tình, tuyệt thực… Tỉnh Sơn Đông là nơi Ngô Bang Quốc tới kiểm tra gặp phải vân đề tai nạn lao động nghiêm trọng tại các hầm mỏ.
Từ “đối sách ” chuyển sang “đối kháng”
Kể từ
khi những chính sách cải cách kinh tê bắt đầu được thực hiện vào năm
1978 dưới thời Đặng Tiểu Bình, mối quan hệ giữa trung ương và địa phương
luôn gặp phải nhiều vấn đề trục trặc do những mâu thuẫn về lợi ích ngày
càng tăng. Như lời một quan chức cấp cao thuộc ủy ban Phát triển và Cải
cách Nhà nước, khi mới tiến hành cải cách các địa phương trong cả nước
đã “cùng nắm tay nhau” tiến lên phấn đấu cho mục tiêu cùng nhau giàu có.
Nhưng sau đó, các địa phương “chia tay nhau”, người tiến lên phía trước
và trở nên giàu có, kẻ tụt lại phía sau và trở thành nghèo hèn, sự
chênh lệch giữa các địa phương ngày càng tăng lên. Mặc dù trong những
năm 90 trung ương đã đưa ra những chính sách giúp đỡ các địa phương
nghèo nhất, đặc biệt là các tỉnh và khu tự trị ở miền tây và miền trung,
hố chênh lệch giàu nghèo hiện lớn tới mức không thể điều hòa được nữa.
Hậu quả là mâu thuẫn giữa địa phương với trung ương, giữa địa phương với
địa phương ngày càng tăng lên.
Trước
đây, biện pháp đối phó với chủ trương chính sách của trung ương mà các
địa phương áp dụng là “trên có chính sách, dưới có đối sách”, tức là địa
phương tìm mọi cách không thực hiện các chính sách của trung ương với
đủ lý do, một cách ngấm ngầm hoặc công khai. Những giờ đây biện pháp đối
phó của địa phương đối với trung ương đã chuyên sang “trên có chính
sách, dưới sẽ đối kháng”, địa phương công khai chống lại trung ương, một
sự thay đổi về chất trong mối quan hệ giữa trung ương và địa phương.
Một ví dụ của tình trạng này là vào năm 2004, chính phủ trung ương chủ
trương tiến hành “quản lý vĩ mô” đối với 3 ngành công nghiệp lớn là gang
thép, nhôm và xi măng, tiếp đó sẽ nâng cao mức đầu tư đối với 3 ngành
này và lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, quyết định này đã bị các địa
phương chống đối quyết liệt, đặc biệt là Thượng Hải, Giang Tô và Chiết
Giang.