Tình hình chính trị mở cửa không cân bằng của Trung Quốc


    Mặc dù vậy, điều có thể làm mọi người lạc quan là tình hình mở cửa chính trị không bình đẳng và thiếu cân bằng hiện nay có thể chỉ có tính chất quá độ. Tuy nhiên, từ quá độ mở cửa chính trị mất cân băng đến mở cửa chính trị cân bằng hoàn toàn không phải là một quá trình phát triển chính trị tự nhiên. Không rõ thời kỳ quá độ này sẽ diễn ra như thế nào, nhưng có thể khẳng định một điều là nếu không có bước quá độ này, nền chính trị Trung Quốc sẽ hoàn toàn có khả năng chuyển sang trạng thái rất không ổn đinh.

Tình hình chính trị mở cửa không cân bằng của Trung Quốc

   Trong 16 năm qua, ban lãnh đạo Trung Quốc đã tìm mọi cách để né tránh cải cách dân chủ trong khi tìm kiếm những biện pháp thay thế để loại trừ tham nhũng và trị nâng cao tính hiệu quả của chính phủ. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc gần đây dường như đã đi đến kết luận rằng không có con đường nào khác tốt hơn con đường cải cách dân chủ.
    Chủ tịch Trung Quốc Hồ cẩm Đào trước đó cho biết là Trung Quốc sẽ đề ra một chương trình cải cách dân chủ, còn Thủ tướng Ôn Gia Bảo thì nói một cách chi tiết hơn, cam kết sẽ thực hiện những cuộc bầu cử trực tiếp ở cấp hương trấn trong phạm vi cả nước “trong một vài năm tới .
    Hai ông Hồ cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã chọn thời điểm để đưa ra những tuyên bố trên của họ trong thời gian diễn ra các sự kiện quốc tể ngay sau chuyến đi của , ông Hồ Cẩm Đào tới dự cuộc họp cấp cao của LHQ ở Niu Yóoc vào trung tuần tháng Chín năm 2005. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy cả hai ông đang mong muốn đưa ra một hình ảnh theo đường lối cải cách trước cộng đồng quốc tế như một phần trong nỗ lực nhằm gạt bỏ luận thuyết về “mối đe dọa Trung Quốc” đo báo chí phương : Tây dấy lên trong thời gian gần đây.
    Thủ tướng Ôn Gia Bảo, người được coi là chủ trương tiến hành cải cách ở một mức độ khiêm tốn, đã phát biểu tại một cuộc họp báo trước khi diễn ra cuộc gặp gỡ cấp cao EU-Trung Quốc lần thứ 8 vào ngày 5/9/2005 rằng “Trung Quốc sẽ thúc đẩy tiến bộ dân chủ, kiên định thiết lập lại nền dân chủ, trong đó có các cuộc bầu cử trực tiếp. Nếu người dân Trung Quốc chúng tôi có thê tự quản lý được một ngôi làng, thì tôi tin rằng họ cũng có thể quản lý được một thị trấn trong vòng một vài năm tới. Hệ thống (bầu cử trực tiếp) này sẽ được thực hiện từng bước một”.



Hiện tượng xung đột sắc tộc giữa người Hồi và người Hán


     Trong khi đó, bất chấp sự kiểm soát chặt chẽ hơn của Chính phủ Trung Quốc và thái độ ngày càng miễn cưỡng của các chính phủ nước ngoài trong việc can thiệp vào bất kỳ sự kiện bùng phát bạo lực lớn nào liên quan đến các sắc tộc người thiểu số, bạo lực ở quy mô nhỏ và các cuộc biểu tình, bề ngoài là để hưởng ứng với tâm trạng bất bình của dân chúng địa phương, vẫn tiếptục diễn ra. Năm 2002, một quả bom đã phát nổ ở khu vực Karze của Thanh Hải; một vị lama được lòng dân đã bị quy trách nhiệm.

Hiện tượng xung đột sắc tộc giữa người Hồi và người Hán

     Vào cuối năm 2004, nhiều người Tây Tạng đã bị kết án 3 năm tù vì tội giương lá cờ có hình con sư tử tuyết mà các nhà chức trách coi là biểu tượng cho nền độc lập của Tây Tạng. Đồng thời ở tỉnh Thanh Hải láng giềng, hơn 200 sinh viên Tây Tạng đã tổ chức biểu tình mà nguyên nhân là do những người không phải dân địa phương đã nhận được những công ăn việc làm mà trước đó đã được hứa hẹn dành cho những người địa phương tốt nghiệp đại học. Ngoài ra, một cuộc bạo loạn đã nổ ra ở phía đông nam tỉnh Quảng Châu của Trung Quốc khi cảnh sát tìm cách bắt giữ một người Duy Ngô Nhĩ vì tội bán thịt cừu rán mà không có giấy phép. Người vi phạm lúc đầu đã rời khỏi khu vực này nhưng ngay sau đó đã quay trở lại cùng với 70 người khác mang theo dao và ống thép. Những tin tức báo chí là hết sức mơ hồ, chỉ nói rằng có một số người bị thương. Người ta cũng tin rằng những căng thẳng về mặt sắc tộc chứ không phải là vấn đề giấy phép bán thịt cừu đã gây ra vụ việc này. Người ta cũng tin rằng những căng thẳng sắc tộc là nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột giữa người Hồi với người Hán đã làm 150 người thiệt mạng ở tỉnh Hà Nam miền Trung Trung Quốc. Biến cố này bắt nguồn từ một vụ tai nạn giao thông trong đó một lái xe taxi người Hồi đã đâm chêt một bé gái 6 tuổi người Hán. Tình trạng thiết quân luật đã được ban hành và việc cấm đưa tin đã được áp đặt. Tình hình có thể đã trở nên tồi tệ hơn rất nhiều: cảnh sát đã chặn một đoàn xe gồm 17 chiếc xe tải của người Hồi trên đường tới khu vực rắc rối trên; người ta tin rằng những người này đã được huy động bằng điện thoại di động.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tham nhung o trung quoc

Nỗ lực đấu tranh của các nhóm sắc tộc li khai của Trung Quốc


     Ngoài ra, các nhóm sắc tộc li khai khác nhau cũng tiến hành nhiều cuộc tiếp xúc với nhau. Theo tổ chức Asia Watch, đầu năm 1986, các nhà lãnh đạo sắc tộc lưu vong từ lãnh thổ của CHNĐ Trung Hoa đã hợp sức với nhau để xuất bản một tờ báo có tên gọi ‘Tiếng nói chung: Chuyên san của ủy ban Liên minh Nhân dân Đông Thổ, Mông Cổ, Mãn Châu Lý và Tây Tạng hiện nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc’. Năm 1996, một công xoocxiom của các nhà hoạt động nhân quyền Nội Mông đã yêu cầu Trung Quốc trả tự do cho “hàng nghìn người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người Cadăc vô tội và những người khác không phải gốc Trung Quốc và ngừng ngay các chính sách chống lại người dân Nội Mông, Tây Tạng và Tân Cương thông qua việc Trung Quốc hóa những cộng đông này bằng vũ lực”. 

Nỗ lực đấu tranh của các nhóm sắc tộc li khai của Trung Quốc

      Năm 1998, một nhóm lưu vong  người Duy Ngô Nhĩ đã tuyên bố rằng nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, người Duy Ngô Nhĩ sẽ nắm lấy cơ hội này để nôi dậy. Người Nội Mông đã viết một bức thư ngỏ gửi người dân Đài Loan, kêu gọi thành lập mặt trận chung đấu tranh vì độc lập. Năm 2004, nhân vật thuộc sắc tộc Mông Cố và là tác giả cuốn Golden Holy Mountain, cuốn sách mô tả hành động tàn bạo của cộng sản chống lại văn hóa và tôn giáo của Mông cổ và Tây Tạng, đã xin cư trú chính trị ở ôxtrâylia. Các cuộc tiếp xúc giữa các nhóm ủng hộ độc lập người Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng có tin đang diễn ra.
     Mặc dù những nỗ lực này đem lại nhiều ấn tượng, nhưng chúng hầu như có rất ít tác động trong việc thuyêt phục các nước khác gây sức ép có ý nghĩa buộc Trung Quốc phải thay đổi những chính sách của nước này. Người ta vẫn chưa rõ là liệu một nỗ lực phối hợp của quốc tế có thể khiến Trung Quốc phải chấp nhận một chính sách mềm mỏng hơn không. Tuy vậy cũng đã đạt được một số thành công – chẳng hạn, vào cuối những năm 1990, các nhóm Tây Tạng đã có thể gây áp lực buộc Ngân hàng Thế giới đình chỉ một khoản cho vay nhằm tái định cư người Hán và người Hồi nghèo ở các khu vực Tây Tạng trong tỉnh Thanh Hải. Những người đứng đầu các nhóm trên đã thông báo rộng rãi những địa chỉ email của các thống đốc ngân hàng cùng với những bức thư dự thảo theo gợi ý, còn những người ủng hộ đã gửi quá nhiều e-mail làm nghẽn các hộp thư của các quan chức ngân hàng. Một số đã cắm trại trước tòa nhà của Ngân hàng Thế giới trong nhiêu ngày trong thời tiết giá lạnh và bất chấp vòi rồng phun nước vào họ ngay trước lúc bình minh. Những ý kiến can thiệp của các quan chức chính phủ nước ngoài đến thăm Bắc Kinh đã thành công trong việc trả tự do cho một số tù nhân. Cho đến nay Mỹ cũng đã chống lại sức ép của Trung Quốc đòi giao nộp lai những người Duy Ngô Nhĩ bị bắt ở Ápganixtan và hiện đang bị giam giữ ở căn cứ quân sự Vịnh Guantanamo. Tuy nhiên, những gì đạt được cho đến nay là ít ỏi và không thường xuyên.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tham nhũng ở trung quốc